Không phải ai cũng có thể kiềm chế cảm xúc khi nóng giận!

Chia sẻ

Nổi nóng, khó chịu hay hằn học sẽ làm cho bạn suy nghĩ bi quan, thiếu chín chắn và sai lệch đi. Những cảm xúc nóng giận làm cho chúng ta không làm chủ được bản thân và vô tình tạo ra những kết quả tiêu cực, ảnh hưởng không tốt tới chính sức khỏe, công việc, các mối quan hệ với người xung quanh. Vậy học cách kiềm chế cảm xúc khi nóng giận như thế nào?

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

1. Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân

Bất kì một sự việc nào xảy tới, bạn hãy nghĩ về trách nhiệm của bản thân mình. Những suy nghĩ đổ lỗi chỉ làm cho bạn cảm thấy khó chịu, bực bội hơn. Khi bạn có một phần trách nhiệm, suy nghĩ sẽ được chuyển dần sang hướng tìm giải pháp, rút kinh nghiệm để lần sau không gặp chuyện tương tự. Như vậy cơn giận trong bạn sẽ nhỏ dần và tiêu tan đi.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân để chuyển xang xu hướng rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp thay vì tức giận và đổ lỗi.

2. Hướng đến giải quyết vấn đề là biện pháp giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Thông thường khi có sự việc xảy ra đặc biệt là những gì chưa được hài lòng, bạn có xu hướng suy nghĩ tới nguyên nhân nhiều hơn là việc tìm ra hướng để giải quyết, xử lý nó.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề sẽ khiến bạn không còn thời gian để nóng giận nữa

Việc bạn cố gắng tìm nguyên nhân có nghĩa rằng bạn đang cố tìm ra người làm ra chuyện đó để đổ lỗi, truy cứu trách nhiệm. Nhưng hãy nghĩ rằng con người chúng ta không ai hoàn hảo cả và ai cũng có thể mắc sai lầm. Trách móc, mắng chửi hay cằn nhằn…không khiến cho sự việc tốt hơn mà còn làm cho mối quan hệ của bạn xấu đi. Thay vào đó, hãy tìm cách để giải quyết vấn đề xảy ra. Cách bạn giải quyết vấn đề cũng sẽ làm gương để cho người khác học hỏi và không mắc lại lỗi.

Xem thêm:  Bí Quyết Giúp Bạn Đưa Ra Những Quyết Định Đúng Đắn Trong Cuộc Đời

Xem thêm:

3. Nhai kẹo cao su có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Nhai kẹo cao su đã được minh chứng bởi khoa học có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận hiệu quả do những tác động của người xung quanh. Tại sao vậy? Khi bạn chủ động di chuyển hàm của mình, các cơ trên mặt và cơ thể sẽ từ từ giải tỏa căng thẳng, đẩy lùi những khó chịu và trở lại bình tĩnh hơn.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Nhai kẹo cao su giúp cơ mặt trở nên thả lỏng hơn

Tuy nhiên, nếu khi bạn không có kẹo cao su thì sao? Bạn có thể thay thế bằng cách ăn ô mai, uống nước theo từng ngụm nhỏ hay ăn món gì đó bạn thích….

Xem thêm:

4. Xem bộ phim bạn yêu thích

Những gì bạn yêu thích và được thỏa mãn thường có xu hướng giúp tâm trí bạn thoải mái, dễ chịu và xua đi những mệt mỏi. Vì thế hãy cho tâm hồn của bạn “uống nước” bằng cách xem bộ phim, nghe những bài nhạc bạn yêu thích hay đơn giản là đọc những thông tin về một thần tượng mới….

Những cách này cũng giúp phân tán tư tưởng, cảm xúc nóng giận trong bạn và thay thế cho những cảm xúc quanh bộ phim/bài hát… để thấy dễ chịu hơn.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Hãy di dời cơn tức bằng những sở thích khác của bạn như coi một bộ phim hay hoặc nghe một bản nhạc,…

5. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên là phương pháp giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ  não bộ tập trung hơn, trí nhớ tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tập thể dục đều đặn giúp con người kiểm soát được những cơn nóng giận, ngăn những hành động, suy nghĩ quá mức, tiêu cực.

Xem thêm:  Nguyên Nhân Gây Bệnh Trầm Cảm Mà Không Phải Ai Cũng Biết.

Chính vì vậy, mỗi khi trông bạn có suy nghĩ nào đó khó chịu hãy thả lỏng cơ thể, tập các động tác thể dục để giúp mình cảm thấy dễ chịu hơn.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Tập thể dục giúp tăng cường sức khoẻ và phát triển trí não tốt hơn

Xem thêm:

6. Thiền định là phương pháp hiệu quả giúp bạn kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Stress và lo lắng chính là nguyên nhân của sự tức giận. Phương pháp thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những vấn đề này một cách hiệu quả vì nó điều chỉnh nồng độ hormone cortisol được sản sinh ra trong suốt thời gian bị stress. Hormone cortisol còn được gọi là hormone stress làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và ngăn cản khả năng miễn dịch trong cơ thể. Chính vì thế, thiền định thường xuyên để giải tỏa căng thẳng, giảm hormone cortisol, tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, biện pháp thiền cũng làm giảm hormone cortisol có khả năng giúp con người nhận thức và điều hòa cảm xúc tốt hơn.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Thiện định giúp bạn tịnh tâm và cân bằng cảm xúc

Lời khuyên cho bạn đó là mỗi ngày hãy dành ra ít nhất 30p để thiền định. Khi có những tác nhân khiến bạn thấy tức giận, bức bối thì cũng nên cố gắng thiền định để cân bằng lại.

Xem thêm:  Hiệu ứng “ Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” ( Dunning – Kruger Effect)

Xem thêm:

7. Chia sẻ cảm xúc với người bạn tin tưởng nhất

Nếu bạn đã được nghe câu chuyện về cốc nước muối thì chắc chắn hiểu được tác dụng của việc chia sẻ, trao đổi vấn đề với người bạn tin tưởng. Khi có người lắng nghe, đồng cảm và hiểu bạn, lúc đó cảm giác khó chịu, nóng giận, thậm chí là hận trong lòng cũng sẽ vơi đi.

Kiềm chế cảm xúc khi nóng giận

Tâm sự với người bạn tin tưởng để giải toả tâm trạng

Thực tế thì nóng giận cũng chỉ là cảm xúc tạm thời, qua đi giây phút đó thì mọi thứ lại có thể trở về bình yên như trước. Tuy nhiên, nếu ở thời điểm đó không được giải tỏa đúng cách thì bạn có thể hành động, thể hiện ra những điều mà chính bạn cũng khó có thể lí giải hoặc hiểu được vì “giận quá mất khôn.” Điều quan trọng là tìm được người bạn hết sức tin tưởng để dốc bầu tâm sự, trút bỏ khó chịu trong lòng.

Những cách kiềm chế cảm xúc khi nóng giận trên không quá khó để thực hiện. Vì vậy hãy học và làm theo để có thể giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ, quyết định sáng suốt trong mọi việc. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về cách kiềm chế nóng giận tại Tâm Lý Học Hiện Đại để tâm trạng luôn thấy thoải mái và dễ chịu hơn!

Quay về trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ