Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp rất quan trọng để tiến tới thành công

Chia sẻ

Giao tiếp là cầu nối giúp bạn thể hiện bản thân và tiến tới thành công. Chính vì thế việc kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp là điều không thể thiếu với những người khao khát thành công.

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Tất cả chúng ta ai cũng cần phải giao tiếp. Cách giao tiếp, bày tỏ cảm xúc sẽ là thước đo tri thức, trình độ và khả năng thành công của mỗi người. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp của bạn tốt thì đường tới thành công của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn và ngược lại.

Do đó, học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp là cách để bạn hoàn thiện bản thân, vươn tới thành công cao hơn.

Xem thêm:

1. Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp

Cảm xúc được xem là sợi dây kết nối mọi người trong quá trình giao tiếp. Khi bạn kiểm soát được cảm xúc của chính mình, kiềm chế được những vui buồn, giận hờn, nóng nảy…thì sẽ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, tự tin trao đổi, truyền đạt được thông tin cho mọi người.

Ngược lại, nếu không thể kiềm chế được những cảm xúc đó thì nó sẽ khiến bạn nhầm lẫn, suy nghĩ thiếu chín chắn, thiếu chiều sâu và dẫn tới những điều đáng tiếc, thậm chí làm tổn thương người khác.

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp

Những khi không thể làm chủ cảm xúc của mình, bạn sẽ không thể kiểm soát được vị trí của mình, thiếu đi sự cảm thông với người khác, hành động và lời nói thiếu đi sự lạc quan, thiếu chính xác, thiếu sự tin cậy… Những người đối diện với bạn sẽ chẳng bao giờ đánh giá cao một con người luôn cáu bẳn, dễ nổi nóng như thế.

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – Để không phải hối hận và làm tổn thương mọi người xung quanh

Bạn có thể dễ dàng thấy được sự quan trọng của việc quản lí cảm xúc khi giao tiếp khi bán hàng. Với mọi khách hàng đều cần phải chu đáo, tỉ mỉ và nhiệt tình, thậm chí là nhẫn nhịn. Nếu vì một phút nào đó bạn nổi nóng, khách sẽ bỏ bạn và cả những người mà khách đó trao đổi cũng có thể bỏ bạn mà đi.

Xem thêm:  Hội Chứng Mặc Cảm Ngoại Hình Quasimodo

Nếu như bạn biết kiềm chế được cảm xúc trong giao tiếp, nghĩ về vị trí của mình, nghĩ về trách nhiệm thì việc xử lí với khách hàng chắc chắn tốt hơn, để lại ấn tượng tốt cho cả khách và vô hình chung là cách bạn quảng cáo với những người khác. Điều này chỉ có lợi cho bạn, cho sự thành công của bạn.

Xem thêm:

2. Kiềm chế được cảm xúc trong giao tiếp không phải ai cũng làm được

Sự nóng giận, khó chịu trong mỗi con người nó thuộc về bản năng. Đã là bản năng thì rất khó có thể điều chỉnh trong chốc lát hay một sớm một chiều. Có những người bản thân không nhận ra được sự sai lầm của mình trong quá trình giao tiếp cho tới khi hậu quả xảy ra: mất đi tình bạn đẹp, người yêu bỏ đi, đồng nghiệp xa lánh, sếp cách chức…

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – Không phải là một điều dễ dàng

Những cảm xúc bộc phát khó nhận biết và kiềm chế, không phải ai cũng có thể làm được. Những vị cao tăng phải rèn luyện  kỹ năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp, kỹ năng kiềm chế nóng giận qua nhiều tháng, nhiều năm mới có thể đắc đạo.

Xem thêm:  Hiệu Ứng Ám Ảnh Về Mất Mát ( loss aversion)

Những người thành công là những người làm chủ được cảm xúc. Vì thế dù khó nhưng bạn cũng có thể học hỏi và rèn luyện được. Điều quan trọng đó là cần quyết tâm và nhất quán, luôn hướng tới mục tiêu, nỗ lực thay đổi mỗi ngày và không được nóng vội.

Xem thêm:

3. ‎Ý thức được việc rèn luyện cảm xúc phải kiên trì

Quá trình rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp cần thực hiện từ từ, mỗi ngày tốt hơn  một chút. Bạn sẽ ghi chép lại những gì mình đã đạt được và những hạn chế để rút kinh nghiệm. Ngày qua ngày, sự kiểm soát cảm xúc trở thành một thói quen và rồi nó thành kỹ năng của chính bạn.

Thực tế thì việc kiểm soát được những nóng giận, những bực tức, khó chịu, nhạy cảm…không dễ dàng. Có thể hôm nay bạn thực hiện được nhưng hôm sau lại mắc sai lầm. Cả tuần thực hiện tốt nhưng có thể ngày sau đó lại khó kiểm soát được. Điều này rất dễ hiểu vì những cảm xúc trong bạn quá mạnh, sự tác động lớn và không thể làm chủ được mình.

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – Là cả một quá trình cần rất nhiều sự kiên nhẫn

Đừng vội nản, hãy nỗ lực tự nhắc bản thân cần cố gắng, cần thay đổi. Bạn có thể đọc những cuốn sách về kiềm chế cảm xúc, cách thức chuyển hóa nóng giận thành niềm vui, những cách chia sẻ cảm xúc với mọi người…

Xem thêm:  10 Định Nghĩa Để Hiểu Về Nỗi Sợ Hãi

Tìm một người bạn thân và tâm sự, xin lời khuyên hay đơn giản chỉ là nói ra những khó chịu trong lòng để giải tỏa, để cảm thấy thoải mái hơn cũng là cách mà nhiều người lựa chọn.

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – tích cực tâm sự và giải toả nỗi buồn

Bạn cũng có thể tìm một số trò giải trí, giải tỏa đầu óc như hát, chơi game, đi bơi, đi dạo…để đầu óc được thư giãn, tạm quên đi vấn đề và giúp cảm xúc được tiết chế lại. Những giây phút khó chịu nhất qua đi thì khi nhìn nhận lại, bạn sẽ thấy được mình học được gì.

Chắc chắn rằng bạn cũng đã có lần tức giận, nổi nóng, khó chịu…khi giao tiếp với người khác. Bạn đã tự nhận thức và cải thiện điều này? Đừng cố hữu cho rằng mình giận vì bạn ấy quá tệ, mình cáu vì con quá hư, sự nóng nảy chỉ vì cô ấy không  hề để ‎ tâm tới bạn…

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp

Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp – Thay đổi cách nghĩ và bạn sẽ nhận ra mình có thể làm được

Hãy thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân, tìm cách để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp. Sau tất cả bạn sẽ nhận được những gì đáng nhận được!

Quay trở về trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại

 


Chia sẻ