10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý


Hầu như ai cũng có lúc cảm thấy buồn chán và cảm giác buồn chán là chuyện bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán quá thường xuyên, quá nhiều, hoặc quá lâu, em có thể mắc một chứng bệnh rối loạn cảm xúc gọi là trầm cảm.

10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý 1

Các rối loạn tâm thần tuổi học đường với những yếu tố như áp lực học tập căng thẳng, hay sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè cũng có thể khiến học sinh mắc các chứng bệnh về tâm thần. Nhưng vấn đề đáng lo ngại là người bệnh ít được tiếp xúc với việc điều trị. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả học tập và làm việc, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc

Xem thêm:

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ở lứa tuổi học sinh có những biến đổi về tâm sinh lý, cộng thêm thay đổi về hormone(1) trong giai đoạn dậy thì cũng ảnh hưởng tới tinh thần và hành vi của các em. Trẻ bị trầm cảm sẽ có những rối loạn về cảm xúc, dễ bị tổn thương, không tự điều chỉnh được hành vi, dễ bê trễ học hành…

Nguyên nhân trầm cảm ở học sinh

1. Yếu tố di truyền trong gia đình

Bệnh trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể là do di truyền. Nếu người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì các bạn học sinh có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.

10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý 2

Ít người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 46% các cặp song sinh cùng trứng sẽ cùng mắc trầm cảm(2) . Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì sau khi sinh con cái có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn bình thường.

Xem thêm:  Giới Trẻ Toàn Cầu Hiện Nay Đang Ngày Càng Chán Đời

2.  Thay đổi hormon trong cơ thể, đặc biệt ở tuổi dậy thì

Trầm cảm là rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở lứa tuổi dậy thì do những thay đổi từ lượng hormon trong cơ thể, áp lực từ xung quanh, từ học hành, bố mẹ, thầy cô, bạn bè hay cả từ các chất kích thích….

Xem thêm: Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Khi bị trầm cảm, các em thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều bạn chỉ quan tâm và sống trong thế giới “ảo”. Nguy hiểm hơn, stress và trầm cảm ở tuổi dậy thì còn có thể dẫn đến hành vi tự tử.

10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý 3

Các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không ai giải thích điều này các em càng dễ bị sốc và hoang mang hơn… Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.

3. Áp lực học hành thi cử

Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (Hà Nội) với trên 1.200 học sinh ở HN (bậc tiểu học và THCS) thì có hơn 19% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần chung.

10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý 4

Trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 – 17. Nguyên nhân chủ yếu là do những tác động trong cuộc sống trong đó có học hành, thi cử. Chính những bức xúc không được giải tỏa đã khiến các em tìm đến cái chết. Đây thực sự là hiện tượng đáng báo động.

Xem thêm:  6 Gợi Ý Để Việc Viết Nhật Ký Thú Vị Hơn

4.Thói quen xấu

Những thói quen xấu trong cuộc sống như uống rượu, hút thuốc, thức khuya, dậy quá trễ, không luyện tập thể dục, nghiện game… sẽ làm trẻ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, ở mức độ cao dễ dẫn tới bệnh lý trầm cảm. Điều nguy hiểm là, bệnh trầm cảm có nguy cơ tái phát rất cao, đợt sau nặng hơn đợt trước và có thể dẫn tới toan tính tự tử, tự tử thành công.

5. Không được gia đình quan tâm đúng cách

Xem thêm: Major Depressive Disorder- Hội Chứng Rối Loạn Suy Nghĩ Do Trầm Cảm

Phụ huynh ngày nay dường như kỳ vọng vào con cái lớn hơn so với trước đây. Tuy nhiên, nếu bố mẹ kỳ vọng vào con cái thì càng phải quan tâm tới vấn đề học tập và sinh hoạt của con hơn, chứ không nên khoán trắng.

10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý 5

 

Bởi nếu chỉ đặt kỳ vọng vào con mà không đồng hành cùng với chúng, thì sẽ chỉ mang đến áp lực cho các bạn và phát sinh nguy cơ dẫn đến trầm cảm

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh 

Chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm. Một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là:

  1. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
  2. Da mặt xanh xao
  3.  Không làm chủ được cảm xúc cá nhân:Dễ cáu giận, bị kích động hoặc luôn buồn bã, khóc lóc, la hét không nguyên nhân
  4. Luôn mệt mỏi, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ
  5.  Thường xuyên dùng mạng xã hội
  6.  Ngại giao tiếp xã hội
  7. Trốn học hoặc tìm mọi lý do để nghỉ học
  8.  Lơ là trong việc học: Không tập trung việc học, khó học thuộc bài, hay quên
  9. Đau đầu, cổ, lưng và dạ dày
  10. Có xu hướng tự làm hại bản thân như rạch tay
  11.  Có suy nghĩ tự tử
Xem thêm:  7 Điều Thú Vị Về Tâm Lý Học Hành Vi Con Người

Trẻ em và thanh thiếu niên có thể khó nhận biết và mô tả về cảm xúc và cảm giác của các em. Các em có thể vẫn chưa biết cách bộc lộ bản thân bằng từ ngữ. Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua hành vi. Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành vi này là hành động không vâng lời hoặc thích thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của chứng trầm cảm.

Các bệnh về thể chất và tâm thần khác cũng có các triệu chứng giống như các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Và cũng có khả năng là một đứa trẻ có thể cùng lúc mắc bệnh trầm cảm và một căn bệnh khác, thí dụ như chứng rối loạn cảm xúc lo âu hoặc các khuyết tật về nhận thức. Do đó, điều quan trọng là em cần được bác sĩ chuyên khoa khám kiểm tra kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác.

Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

 

 


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *