7 cách giúp bạn dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc
Việc thiếu kiểm soát cảm xúc, bốc đồng là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề. Đôi khi bạn sẽ thấy một em bé chỉ 2, 3 tuổi cáu giận vung tay đánh cả cha mẹ, một cậu bé 10 tuổi có thể đánh bạn của mình bằng gậy sắt, …Những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra mà chính bậc cha mẹ cần chịu trách nhiệm chính. Vì thế dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc là việc vô cùng quan trọng, cần thiết. Cùng tham khảo 7 cách giúp bạn có thể cải thiện được những phút bốc đồng của con trẻ qua bài viết dưới đây.
1. Dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc
Khi một đứa trẻ không thể nói lên được cảm xúc của mình để cho người khác hiểu thì chúng cảm thấy bất lực, khó chịu và sẽ thường có những hành động gây chú ý để bố mẹ, người khác biết được. Khi trẻ tức giận, buồn bực chúng vơ lấy đống đồ chơi ném xuống sàn hoặc xé, phá các món đồ của mình. Điều này thường thấy nhất là những trẻ dưới 3 tuổi vì khả năng diễn đạt còn hạn chế, khó bộc lộ được hết suy nghĩ, cảm nhận cho người lớn biết.
Các bậc cha mẹ nên làm gì? Hãy nhẹ nhàng chia sẻ cho con biết con khó chịu, bực tức thì nên có biểu hiện như thể hiện với bố mẹ, gọi bố mẹ hoặc người thân và nhờ người lớn giúp đỡ.
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc thể hiện cảm xúc sẽ khiến trẻ trưởng thành hơn
Xem thêm:
- Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Em, Bố Mẹ Đừng Xem Thường!
- 10 Dấu Hiệu Quan Trọng Giúp Phụ Huynh Phát Hiện Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em
- 6 Quyển Sách Dạy Kiềm Chế Cảm Xúc
2. Dạy trẻ kỹ năng xử lí tình huống
Trẻ nhỏ đôi khi bực tức, cáu kỉnh vì bản thân không thể tự giải quyết được vấn đề gặp phải. Vì vậy để dạy cho trẻ biết cách kiềm chế cảm xúc thì cha mẹ hãy dạy con xử lý tình huống.
Dạy trẻ kỹ năng xử lí trong các tình huống và cuộc sống
Trong mọi trường hợp, trẻ cũng cần phải đánh giá toàn diện vấn đề và biết đưa ra giải pháp. Chẳng hạn như trẻ cố gắng với đồ trên tủ nhưng nó quá cao và bé có biểu hiện dần khó chịu hơn. Hãy khuyến khích trẻ nghĩ ra cách lấy được đồ bằng cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ như ghế, nhờ người lớn…
Đây cũng là cách giúp trẻ nhỏ có thói quen suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề, hạn chế những tình huống khiến trẻ bực bội, đổ lỗi.
3. Khuyến khích trẻ chơi thể thao thường xuyên
Tại sao trẻ thường cáu giận? Khi trẻ quá tập trung vào một vấn đề nào đó mà không được thỏa mãn. Cha mẹ cần hạn chế tối đa việc cho con tiếp xúc với những đồ điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi, khuyến khích con chơi thể thao nhất là những trò chơi cần suy nghĩ, sự logic. Trẻ sẽ có tư tưởng thoải mái, vui vẻ và cũng không có nhiều thời gian cho những lúc giận dữ, khó chịu.
Các trò chơi như ném bóng, đấm bao cát, nâng tạ…cũng là trò giúp tiêu hao cảm xúc khó chịu để trẻ cảm thấy vui vẻ hơn.
Khuyến khích con chơi thể thao cũng là cách dạy trẻ biết kiếm chế cảm xúc được nhiều cha mẹ áp dụng
Xem thêm:
- 8 dấu hiệu nhận biết trẻ có tính cách hướng ngoại
- Tâm Lý Trẻ Nhỏ – 5 yếu tố quan trọng của Lễ Thiếu Nhi 1 tháng 6
- Hệ Lụy Từ Cuộc Sống Hiện Đại Đang Đè Nặng Lên Giới Trẻ
4. Dạy trẻ kiểm soát cơn tức giận
Cha mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con kiềm chế những cơn giận. Hãy trao đổi cho con thấy những hậu quả của việc tức giận làm ảnh hưởng tới chính bản thân trẻ, những người xung quanh. Do đó con hãy tự kiểm soát những cảm xúc khó chịu của mình bằng cách hét thật to, hít sâu rồi thở ra hay tập trung vào trò chơi nào đó để giải tỏa năng lượng tiêu cực…
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc – kiểm soát cơn tức giận
5. Đưa ra phần thưởng khuyến khích
Khi trẻ học được cách có thể kiểm soát được hành vi và những cảm xúc tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích cho trẻ. Cha mẹ cũng có thể tạo ra được niềm vui lớn cho con bằng hệ thống phần thưởng.
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc – thưởng phạt phân minh
Chẳng hạn nếu con biết giải tỏa cơn giận thì mỗi lần được 1 chiếc bánh mẹ làm. Nếu 10 lần thì sẽ được mẹ mua cho cuốn truyện hay mà trẻ thích. Cách này giúp trẻ nỗ lực để hạn chế nóng giận, ghi nhớ được mình cần kiềm chế bản thân cho tới khi đạt được phần thưởng và lại có những phần thưởng tiếp theo để trẻ nỗ lực .
Xem thêm:
- 6 Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Đang Mắc Bệnh Tâm Thần
- Hiệu Ứng Ngưỡng Vào – Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Con
- Déjà Vu- Căn Bệnh Ám Ảnh Những Đứa Trẻ.
6. Thống nhất các nguyên tắc dạy con
Các bậc cha mẹ cần thống nhất nguyên tắc dạy con để con không cảm thấy rằng mọi vấn đề đều có kỉ luật nhất định, không có ngoại lệ.
Thống nhất cách dạy con để trẻ em không bị bối rối vì không biết nên nghe theo ai
Dù ở nhà hay ở bên ngoài, bố mẹ nên trao đổi rõ với con đó là mắc lỗi thì sẽ phải chịu phạt và bố mẹ sẽ phạt khi ở nhà, lúc không có khách hoặc có người khác.
Các nguyên tắc khi ăn uống, chơi, vệ sinh…cần thường xuyên được nhắc nhở để trẻ quen với những quy định, hạn chế những cảm xúc tự phát, giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng xảy ra.
7. Bố mẹ cần trở thành tấm gương tốt
Bố mẹ là người cần phải trở thành tấm gương lớn cho con. Do đó mọi lời nói, hành động cũng cần phải cân nhắc, suy nghĩ là làm sao cho thật tốt để con trẻ học hỏi theo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con cái chịu ảnh hưởng bởi thói quen, cử chỉ, những biểu hiện của cha mẹ ngay khi bố mẹ không trực tiếp dạy.
Bố mẹ cũng có thể dạy cho con tự nhìn nhận lại hành vi của mình, tự có những cuộc đối thoại với chính mình để kiểm soát tốt được cảm xúc.
Dạy trẻ biết kiếm chế cảm xúc thì bố mẹ cần là người làm gương
Trên đây là 7 cách dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc nên được áp dụng thường xuyên trong gia đình để trẻ trở thành người biết cách điều phối cảm xúc của mình. Bạn đã áp dụng cách nào trong gia đình mình? Cùng chia sẻ cho Tâm Lý Học Hiện Đại và mọi người nhé!
Quay về trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại