Người Khôn Ngoan Chỉ Nói Điều Mình Cần, Kẻ Đại Đột Luôn Nói Điều Mình Muốn

Chia sẻ

Lời có giá trị phải dành cho người có giá trị nghe vì từng câu nói đều thể hiện bản lĩnh, sự tinh tế của mỗi người.

1. Không nói lời vô nghĩa là một loại mỹ đức

Có một anh chàng thường xuyên thao thao bất tuyệt từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn suốt cả ngày khiến đồng nghiệp vô cùng phiền não. Khi bạn hỏi một câu, anh ta có thể trả lời từ chuyện Đông sang chuyện Tây, nói từ Nam ra Bắc, nói đến 1001 chuyện liên quan mà vẫn chưa bắt đầu nhắc tới trọng tâm. Hay khi bạn đang vội vàng tăng ca, anh ta xuất hiện bên cạnh, khi thì hỏi vấn đề này, khi thì nhắc vấn đề khác, rủ rê lôi kéo bạn buôn chuyện khắp công ty. Khi bạn bàn chuyện công việc, anh ta nói từ Steve Jobs sang Bill Gates, vòng lại Jack Ma cùng với một đống đạo lý đao to búa lớn, nhưng cuối cùng kết quả đưa ra chỉ như “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Xem thêm:

Người Khôn Ngoan Chỉ Nói Điều Mình Cần, Kẻ Đại Đột Luôn Nói Điều Mình Muốn

Nhà văn nổi tiếng người Đài Loan Kevin Tsai từng có câu nói rằng: “Giữa giỏi ăn nói và lải nhải lắm điều là cả một biển trời cách biệt. Ngồi cùng người ít nói 1 tiếng, chúng ta có thể cảm thấy như 2 tiếng vì sự nặng nề giữa đôi bên. Tuy nhiên, chỉ cần ngồi với người lắm điều 10 phút, ta đã cảm thấy mệt mỏi đáng sợ như cả thế kỷ”. Mà điều đáng sợ nhất ở một người thích lải nhải lắm điều không phải do họ nói nhiều, mà là họ nói hươu nói vượn toàn những lời vô nghĩa từ chuyện này sang chuyện khác, không chỉ lãng phí công sức, mà còn lãng phí cả thời gian của những người xung quanh.

2. Không buông lời cay nghiệt là một loại tu luyện bản thân

Bên cạnh chúng ta sẽ luôn có những người nói chuyện rất thẳng mồm và độc miệng nhưng cứ tự cho là mình thẳng thắn bộc trực với người khác. Bộc trực hay thẳng thắn đều làm những đức tính tốt nhưng nó phải đi kèm với sự tinh tế và phải được nói ra trong một thời điểm hợp tình hợp lý. Trong những khoảnh khắc không thích hợp, lời nhanh mồm chính là cay nghiệt, sự ngay thẳng có thể trở thành vô duyên.

Xem thêm:  Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả

Những người lịch sự và khôn ngoan luôn biết cách đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, để ý tâm lý và cảm thụ của đối phương trước mỗi câu nói ra trong mọi tình huống.

Người Khôn Ngoan Chỉ Nói Điều Mình Cần, Kẻ Đại Đột Luôn Nói Điều Mình Muốn

Người xưa đã có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để chứng tỏ tầm quan trọng của việc đem lại cảm xúc thoải mái cho cả mình lẫn đối phương trong một cuộc trò chuyện quan trọng cỡ nào.

3. Không tùy tiện hứa hẹn thề thốt là một sự tôn trọng

Trong cuộc sống cá nhân riêng tư lẫn đời sống công việc, chúng ta thường hay tự đặt bản thân vào hoàn cảnh khó nếu có thói quen tùy tiện hứa hẹn trong bất kể tình huống nào. Nếu đó là những câu hẹn thông thường thì không sao. Nhưng nếu đặt vào tình huống khó xử, ảnh hưởng đến lợi ích của một số bên liên quan, lời hứa của bạn có thể trở thành sự trói buộc đem tới những ảnh hưởng bất lợi cho rất nhiều người và cả chính bản thân bạn.

Xem thêm: Tâm Thần Phân Liệt Ảo Giác – Hiểm Họa Mà Bạn Cần Để Ý

Lời hứa là thứ đại diện cho chữ Tín, cho phẩm đức của một con người, không nên lấy ra đặt ở cửa miệng để rồi đánh mất cái uy của chính nó. Khi được giao công việc, người dân Đức có thói quen trả lời “Tôi sẽ cố gắng hết sức” chứ không phải hứa hẹn như “Tôi nhất định sẽ hoàn thành tốt”. Họ luôn tránh đưa ra những lời cam kết có nguy cơ “nói trước bước không qua”.

Xem thêm:  Định Vị Bản Thân - Bạn là loại người nào trong 5 loại sau

Thay vì liều lĩnh đánh đổi uy tín của mình, họ thà thận trọng trong từng câu nói, hạn chế đưa ra những lời hứa hẹn dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào để luôn giữ vững được niềm tin đối với bản thân.

Người Khôn Ngoan Chỉ Nói Điều Mình Cần, Kẻ Đại Đột Luôn Nói Điều Mình Muốn

Trong cuộc sống cá nhân riêng tư lẫn đời sống công việc, chúng ta thường hay tự đặt bản thân vào hoàn cảnh khó nếu có thói quen tùy tiện hứa hẹn trong bất kể tình huống nào. Nếu đó là những câu hẹn thông thường thì không sao. Nhưng nếu đặt vào tình huống khó xử, ảnh hưởng đến lợi ích của một số bên liên quan, lời hứa của bạn có thể trở thành sự trói buộc đem tới những ảnh hưởng bất lợi cho rất nhiều người và cả chính bản thân bạn.

4. Không tranh chấp vì những chuyện nhỏ chính là một kiểu rộng lượng

Đôi khi, trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh được những khoảnh khắc nảy sinh xung đột, mâu thuẫn với những người xung quanh. Mâu thuẫn đó có thể từ to hóa nhỏ nhờ cách giải quyết xung đột khéo léo, nhưng nó cũng cũng có thể từ nhỏ hóa to nếu cứ rơi vào những tranh chấp và cãi cọ không đâu.

Cựu Tổng thống Mỹ Lincoln từng nói rằng: “Bất luận người nào có quyết tâm đạt thành tựu lớn đều không bao giờ chấp nhận lãng phí thời gian vào chuyện cãi cọ không đâu”. Thật vậy, mỗi lần tranh cãi, chúng ta có thể xả giận nhưng lại đánh mất sự khống chế bản thân, gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến cả lợi ích lẫn các mối quan hệ. Từ đó, chúng ta để lại ấn tượng hẹp hòi và thiển cận trong ánh mắt của những người xung quanh.

Xem thêm:  10 lợi ích không ngờ của việc viết nhật ký giấc mơ

5. Ít nói lời thật lòng là một kiểu trí tuệ sáng suốt

Ngạn ngữ xưa có câu nói: “Giao thiển chớ nên thâm ngôn”, với ý nghĩa khuyên bảo chúng ta không nên nói lời sâu xa thật lòng trong những mối quan hệ nông cạn và thiển cận. Hầu hết các cuộc khắc khẩu có thể xảy ra khi chúng ta nói những lời không nên nói với những người không quá thân quen.

Xem thêm: “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu” Sự Đáng Sợ Của Nhân Cách Bị Biến Đổi

Người Khôn Ngoan Chỉ Nói Điều Mình Cần, Kẻ Đại Đột Luôn Nói Điều Mình Muốn

Cho dù đó là lời thật lòng thật dạ đến mấy thì cũng chỉ nên nói bảy phần, giữ lại ba phần mà thôi. Với những người có mối quan hệ không tốt, lời càng đúng lại càng khó nghe, và đương nhiên họ lại càng không thích nghe.

Những lời có giá trị chỉ nên dành cho những người có giá trị. Đó mới là cách nói chuyện của một người khôn ngoan và bản lĩnh, không làm điều thừa thãi.

Dương Mộc

Theo Trí thức trẻ

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *