Hiệu ứng Gió Nam

Chia sẻ

Là một trong những hiệu ứng tâm lý có nguồn gốc từ một tác gia người Pháp Jean de La Fontaine. Gió Nam được hình thành nên do sự phản ứng của thiên nhiên. Tuy nhiên, thông qua hiệu ứng Gió Nam này lại là những ý nghĩa ẩn sâu trong nó đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ cần phải suy nghĩ trong quá trình giáo dục con cái.

Nguồn gốc của hiệu ứng Gió Nam

Gió Nam là một trong những hiệu ứng xuất hiện khá lâu và nó được bắt nguồn từ một câu chuyện của ngụ ngôn của tác gia nổi tiếng người Pháp là Jean de La Fontaine. Câu chuyện được tóm tắt lại như nhau:

Gió là một trong những hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày trong đó nổi lên 2 loại gió phổ biến đó là gió Nam và gió Bắc. Ở 2 chiến tuyến khác nhau,  Nam – Bắc luôn so kè cao thấp, không ai chịu thua ai. Một ngày nọ, họ thách đấu nhau xem ai có thể thổi bay được chiếc áo của người đang đi đường.

Xem thêm: Hiệu Ứng “Google”- Mặt Trái Của Sự Phát Triển Xã Hội

Chàng gió Bắc bắt đầu thổi, ra sức thổi thật mạnh nhưng nó không khiến người đi đường bị bay áo ngược lại do quá lạnh người ta càng cuốn chặt và mặc nhiều áo hơn.

Hiệu ứng Gió Nam

Cô nàng gió Nam bắt đầu thổi, nàng thổi những cơn gió thật nhẹ, thoang thoảng cùng với một chút nắng. Người ta yêu trước khoảnh khắc đó và muốn cởi chiếc áo của mình ra để tận hưởng bầu không khí đó. Và kết quả chiến thắng đã thuộc về gió Nam.

Xem thêm:  Ứng dụng Hiệu Ứng Lan Truyền (Social Proof) trong Marketing

Chính vì vậy, bắt nguồn từ câu chuyện này mà cái tên hiệu ứng Gió Nam ra đời. Sở dĩ, gió Nam đạt được mục đích là nó đã thuận theo những nhu cầu, mong muốn của con người. Sự cố chấp và quyết liệt chỉ mang lại những phản ứng ngược lại.

4.hiệu ứng gió nam

Áp dụng hiệu ứng gió Nam như thế nào trong đời sống?

Gió Nam chính là tượng trưng cho mùa hè. Mỗi khi mùa hè đến, chúng ta sẽ không khó để bắt gặp cảnh tượng người người trút bỏ bớt quần áo. Dựa trên hiệu ứng này, một bài học được đưa ra trong cách giáo dục trẻ được nhiều người đồng tình và cho đó là phương pháp đúng đắn.

Xem thêm: Zajonc – Hiệu Ứng Tiếp Xúc Đơn Thuần.

Khi giáo dục trẻ, các bậc phụ huynh cũng như người giáo viên cần có một thái độ mềm mỏng, uốn nắn các con từ từ tránh dồn dập, la mắng khiến bé càng sợ học và càng khó tiếp thu. Việc đánh, mắng sẽ chỉ khiến cho trẻ bướng bỉnh và khó bảo hơn. Ngược lại khi nhẹ nhàng chỉ bảo con sai ở đâu, sai chỗ nào trẻ sẽ dễ dàng hiểu ra vấn đề và bạn chính là động lực để con cố gắng.

Hiệu ứng Gió Nam bên cạnh việc áp dụng trong giáo dục trẻ, nó còn áp dụng đối với mọi trường hợp, hoàn cảnh. Thực tế chứng minh rằng, chỉ mềm mỏng mới mang lại kết quả tốt.

Xem thêm:  Khi định kiến vùng miền cản trở tình duyên

Về Trang Chủ:  Tâm Lý Học Hiện Đại

 

 

 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *