Zajonc – Hiệu Ứng Tiếp Xúc Đơn Thuần.
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần xuất hiện thường xuyên bên cạnh chúng ta mà chính bản thân chúng ta lại không biết. Đây là hiệu ứng nói về xu hướng thích những thứ quen thuộc. Đó là những người và những vật mà ta tiếp xúc thường xuyên nhất.
Giới thiệu về hiệu ứng Zajonc.
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần – Zajonc được khám phá, nghiên cứu và lấy theo tên của nhà tâm lý học Robert Zajonc(1968). Hiệu ứng ảnh khái quát tổng quan và lý giải rõ nét nhất về sự gần gũi (propinquity). Zajonc hàm chứa quan điểm cho rằng một trong những yếu tố quyết định chính của sự thu hút liên nhân cách chính là sự ở gần về mặt vật lý. Khi ta không thích một thứ nhưng ta lại đối diện với thứ ấy thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta sẽ bắt đầu trở nên thích thú với thứ ấy hơn.
Xem thêm:
Mô tả chi tiết về hiệu ứng Zajonc.
Thí nghiệm về hiệu ứng Zajonc được diễn ra tại các tờ báo sinh viên của trường đại học Michigan. Trên trang nhất của tờ báo một hộp thoại trông như ô quảng cáo xuất hiện chứa các từ Thổ Nhĩ Kỳ như kadirga, saricik, biwonjni,….Chỉ có một từ được xuất hiện một lần, những từ còn lại xuất hiện với tần suất lớn hơn.
Khi hàng loạt các quảng cáo kỳ lạ ấy biến mất, những điều tra viên đã gửi bảng câu hỏi đến cho cộng đồng sinh viên và hỏi về ấn tượng của họ về các từ khóa này.
Và kết quả cho thấy, những từ khóa được xuất hiện với tần suất lớn hơn được nhiều bạn sinh viên lựa chọn cao hơn những từ khóa chỉ xuất hiện vài lần.
Đây chính là minh chứng đơn giản nhất cho việc tâm lý con người bị chi phối ảnh hưởng bởi các yếu tố gần gũi và các yếu tố lặp đi lặp lại nhiều lần tác động.
Xem thêm: Hội chứng (BPD)- Nguyên Nhân Của Sự Rối Loạn Cảm Xúc
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần không phụ thuộc vào kinh nghiệm ý thức đã biết hay chưa biết. Cũng không phụ thuộc vào tính thân quen. Đó chỉ là họ không quan tâm tới các chi tiết, không ý thức được mình đã nhìn thấy chúng. Mà chỉ biết rằng cái gì xuất hiện nhiều hơn, mang lại ấn tượng hơn thì chọn lựa.
Ứng dụng của hiệu ứng Zajonc
Hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần – Zajonc nêu lên được tầm quan trọng của sự lặp đi lặp lại. Nó mang lại những mối quan hệ mới, những mối quan hệ gần gũi với người mình thường xuyên gặp nhất. Thế nhưng trong tình yêu thì đây lại là một thuyết tình yêu không lãng mạn. Bởi đơn thuần nó không xuất phát điểm từ chính sự cảm nhận tình cảm, cảm xúc của đối phương. Mà chỉ do tiếp xúc với nhau nhiều, gặp nhau nhiều, mà thành đôi. Giống như việc người ta hay nói tới 90% những người khác giới ngồi cùng nhau trong thời kỳ học sinh sẽ trở thành người yêu của nhau.
Xem thêm: Hiệu Ứng Chim Mồi – Và Cái Bẫy Dành Cho Khách Hàng
Về Trang Chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại