12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị “Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ”

Chia sẻ

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ là một trong những chứng bệnh rối loạn tâm lý rất phổ biến. Người bệnh thường rơi vào trạng thái lo âu quá mức trước một tình huống hay sự việc nào đó, thậm chí là một sự lo lắng rất vô lý. Tình trạng này kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến sự thích nghi của người bệnh với cuộc sống.

1. Bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ là gì

Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể.

Bệnh lo âu hoảng sợ là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý.

Theo Hội Các Chứng Rối Loạn Lo Âu BC (Anxiety Disorders Association of BC ) thì lo âu ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc và mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Thông thường, lo âu thật quan trọng trong việc sống còn.

12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

Khi bị đe dọa, cơ thể chúng ta chuẩn bị đối phó với nguy hiểm bằng cách sản xuất thêm adrenalin, tăng lưu lượng máu và tim đập nhanh hơn, ngoài những việc khác. Cách “chống lại hay bỏ chạy” theo bản năng này có thể giúp một người chống lại khi bị hành hung hoặc trong một trận động đất chẳng hạn.

Tuy nhiên, đa số những “hiểm họa” ngày nay như tình trạng thất nghiệp thì không phải là loại nguy hiểm mà một người có thể chống lại hay bỏ chạy. Vì không có chỗ bộc phát, cơ thể có thể luôn luôn phải chuẩn bị đối phó cả về mặt tinh thần lẫn thể chất khiến có thể gây quá mệt mỏi về lâu về dài.

Theo ADABC, khi tình trạng lo âu kéo dài nhiều tuần và nhiều tháng, khi lo âu trở thành mối lo sợ không bớt hoặc bắt đầu cản trở đến cuộc sống hàng ngày, thì lúc đó lo âu đã vượt quá phạm vi lo âu bình thường.

2. Nguyên nhân bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ

Đến hiện tại chưa có nguyên nhân chính xác về nguyên nhân bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ (WebDM) do căn bệnh này được chia ra làm rất nhiều loại khác nhau và theo đó, các nguyên nhân cũng vô cùng đa dạng.
Riêng chứng rối loạn lo âu xã hội có khả năng phát sinh từ một sự tương tác phức tạp của môi trường và gen. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Các đặc điểm di truyền. Rối loạn lo âu có xu hướng xuất hiện trong gia đình. Tuy nhiên, không hoàn toàn rõ ràng bao nhiêu phần là do di truyền và bao nhiêu phần là do hành vi học được.
Xem thêm:  Chứng rối loạn tinh thần của 5 thiên tài lịch sử

12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

  • Cấu trúc não. Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Những người có cơ quan này hoạt động quá mức có thể có một phản ứng sợ hãi thái quá, do đó tăng sự lo lắng trong các tình huống xã hội.
  • Môi trường. Rối loạn lo âu xã hội có thể là một hành vi học được. Nghĩa là, bạn có thể phát triển tình trạng này sau khi chứng kiến những hành vi lo lắng của người khác. Bên cạnh đó, có thể có một mối liên hệ giữa rối loạn lo âu xã hội với những cha mẹ kiểm soát hoặc bảo vệ con cái quá mức.
  • Những đòi hỏi mới của xã hội hoặc công việc. Gặp gỡ những người mới, đưa ra một bài phát biểu trước công chúng hoặc thực hiện một bài thuyết trình quan trọng có thể gây ra các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội lần đầu tiên. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường có nguồn gốc từ thời niên thiếu.

3. Biểu hiện bệnh rối loạn lo âu

• Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn

Quá lo lắng là dấu hiệu điển hình của rối loạn lo âu. Lo lắng quá nhiều về việc hàng ngày, từ việc lớn đến nhỏ. Người bệnh suy nghĩ, lo lắng kéo dài trên 6 tháng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày và kèm theo các triệu chứng đáng chú ý như: mệt mỏi, căng cơ, đau nhức toàn người.

Một trong những triệu chứng đầu tiên của rối loạn lo âu đó là không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải gánh chịu cơn thịnh nộ của bạn. Tuy nhiên, sau cùng thì chính bạn mới là người bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất.

12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

• Không thể tập trung vào công việc

Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormon thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe.

Trong trường hợp nặng, hormon stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.

Xem thêm:  Bạn biết gì về thuyết nhận thức?

• Đứng ngồi không yên

Không thể ngồi yên một chỗ là dấu hiệu rõ ràng của việc bạn đang bị căng thẳng, rối loạn lo âu. Bạn nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại hay đầu óc rối bời bởi rất nhiều suy nghĩ… Phải dừng lại ngay nếu không căng thẳng sẽ kiểm soát bạn. Bởi lẽ, khi mang tâm trạng lo lắng và bản thân không thể tự thư giãn bằng việc đọc một cuốn sách, đi dạo hay nghe nhạc thì chứng tỏ rằng, nỗi sợ và lo âu đang bao trùm toàn bộ tâm trí của bạn.

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ sẽ khiến cho cảm xúc của chúng ta bị xáo trộn và dần dần sẽ gây tác động xấu tới những bộ phận khác trên cơ thể.

• Sợ hãi một cách vô lý

Thường xuyên cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân có thể trở thành vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng. Sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng vô hại như sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,… Trong thực tế, người bệnh có thể không phát hiện ra cho đến khi họ phải đối mặt với một tình huống cụ thể và họ không có khả năng khắc phục nỗi sợ hãi.

12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

Các triệu chứng như thở hổn hển, tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi ra lồng ngực, đổ mồ hôi đầm đìa, tê buốt tay, đau ngực, dạ dày khó chịu là những dấu hiệu thường gặp của rối loạn lo âu.

• Nghi ngờ bản thân

Nghi ngờ hoặc hoài nghi bản thân cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh. Biểu hiện của tình trạng này thể hiện bằng việc người bệnh thường tự đặt bản thân trong nhiều giả định, nghi ngờ và các câu hỏi nghi vấn.

Hiện tượng này cũng gây ra những vấn đề không nhỏ trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bởi chúng sẽ khiến tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, thiếu tự tin vào bản thân.

• Rối loạn giấc ngủ

Liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ đều có những tác động không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt làm mất đi trạng thái ổn định tâm lý.

Rối loạn lo âu khiến chúng ta thường xuyên gặp ác mộng hay giấc ngủ chập chờn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bạn đang gặp vấn đề rối loạn lo âu.

• Thay đổi khẩu vị, sút cân

Sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống chính là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, nó sẽ khiến cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại và một số người sẽ bắt đầu tăng cân không kiểm soát. Mặt khác, một số người lại bị giảm cân nặng một cách đáng kể nếu quá lo lắng.

Xem thêm:  Hiệu ứng Hawthorne

12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

4. Cách điều trị không dùng thuốc

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với chứng rối loạn lo âu sợ

  • Tập thể dục thường xuyên. Bắt đầu từ từ để bạn đừng tập quá sức. Xây dựng chương trình tập luyện vừa phải từng chút một và nhắm mục đích cho ít nhất 2,5 giờ tập thể dục một tuần. Có thể vận động trong khoảng 10 phút hoặc lâu hơn, nhiều lần trong ngày trong tuần đầu tiên.
  • Ngủ đủ bằng cách đi ngủ đúng giờ mỗi đêm. Ngoài ra, sắp xếp phòng ngủ yên tĩnh và tối. Điều này làm giảm phiền nhiễu và có thể giúp bạn được nghỉ ngơi một đêm ngon giấc.
  • Một chế độ ăn uống cân bằng bằng cách chọn thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như sô cô la và cà phê, vì chúng có thể làm tăng sự lo lắng của bạn.
  • Hãy thử một số bài tập thư giãn. Một số bài tập thở và các bài tập thư giãn cơ bắp giúp giảm bớt lo âu.

Thay đổi cách bạn nghĩ. Suy nghĩ tích cực có thể thay đổi cách bạn cảm nhận và có thể giảm bớt sự lo lắng của bạn.

Kết:

Cuộc sống với bao bộn bề lo toan khiến sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng. Khi có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ, người bệnh nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được điều trị kịp thời. Việc chậm trễ trong điều trị sẽ khiến tình trạng ngày càng nặng hơn và ảnh hưởng lan tỏa tới các cơ quan khác trong cơ thể, cũng như tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày

Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

 

 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *