Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Chia sẻ

Có thể bạn không biết được rằng đằng sau những hành động bị cho là kỳ quặc, lười nhác hay chảnh chọe lại là một tâm hồn phải chịu đựng rất nhiều tổn thương.

Trầm cảm là căn bệnh tinh thần ảnh hưởng đến hàng triệu người và đang có chiều hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Bên cạnh việc phổ biến các dấu hiệu của căn bệnh, thì điều quan trọng hơn cả là mọi người xung quanh phải thật sự thấu hiểu, cảm nhận được những khó khăn mà người mắc bệnh đang gặp phải.
Sarah Schuster là biên tập viên về sức khỏe tinh thần của The Mighty và cô quyết định tìm hiểu những việc mà người trầm cảm thường làm, bởi vì căn bệnh của họ người bình thường không thể nhìn thấy hay nhận ra.

Xem thêm:

“Đa số mọi người thường nghĩ người mắc bệnh trầm cảm luôn cảm thấy ”rất buồn” nhưng phải là mắc chứng bệnh này bạn mới hiểu rõ được cảm giác đó như thế nào. Trầm cảm thể hiện ra bên ngoài theo nhiều cách khác nhau, một số người thể hiện rõ, một số thì không. Ví dụ như có người cảm thấy khó khăn khi bước ra khỏi giường, có người thì chỉ biết làm tốt công việc của họ – mỗi người có mỗi biểu hiện hoàn toàn khác nhau.”

Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Khi Sarah hỏi cộng đồng thành viên của The Mighty trên Facebook: “Những hành động người trầm cảm đang làm mà người bình thường không nhận ra là gì?” Những câu trả lời sau đây sẽ giúp người xem thấu hiểu hơn về việc tưởng chừng bình thường lại là hành động do bệnh trầm cảm gây ra.
Tôi đã phải đấu tranh để bước xuống giường, đôi khi là hàng giờ đồng hồ. Sau đó, chỉ cần nghĩ đến việc phải tắm rửa cũng khiến tôi mệt mỏi. Nếu phải làm điều đó, tôi cần nghỉ ngơi một chút. Mọi người không hiểu được, nhưng những nỗi lo âu, chứng trầm cảm đang khiến tôi kiệt quệ, giống như thể một võ sĩ chuyên nghiệp đang phải đối đầu với một cuộc chiến vậy.

Tôi lên giường lúc 9 giờ tối và ngủ li bì cho đến 10 hoặc 11 giờ sáng hôm sau. Và để ra khỏi giường là một cực hình. Tắm rửa là một cuộc đấu tranh khác. Tôi cố gắng giữ cho ngôi nhà gọn gàng. Ngồi hàng giờ để xem Netflix nhưng tôi thậm chí còn không quan tâm đến những gì mình đang xem vì không điều gì làm tôi cảm thấy thực sự hứng thú.

Xem thêm:  Các dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống

Xem thêm: Hội chứng (BPD)- Nguyên Nhân Của Sự Rối Loạn Cảm Xúc

Tôi không thích nói chuyện qua điện thoại. Tôi thích nhắn tin hơn. Vì khi nhắn tin tôi cảm thấy ít áp lực hơn. Tôi cũng là người anti-social. Không phải vì tôi không thích ở cùng mọi người, nhưng tôi chắc rằng mọi người không thể chịu đựng được tôi.

Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Tôi có thể đối mặt với trầm cảm, nhưng tôi không thể đối mặt với những người nói rằng “tất cả chúng ta đều có gian đoạn buồn bã, u tối và rồi chúng ta vượt qua nó”, “tôi cũng chán nản và tôi vẫn tiếp tục cuộc sống của mình” – biểu hiện trầm cảm ở mỗi người không ai giống ai cả. Tôi mừng rằng một số người có thể đối phó với nó thật dễ dàng nhưng tôi thì không.

Đồng ý với kế hoạch của bạn bè ngoài xã hội nhưng lại hủy bỏ vào phút cuối. Tôi viện một số cớ để từ chối nhưng thật ra chỉ vì bản thân quá nhút nhát để có thể tham gia cùng mọi người. Trầm cảm khiến bạn nghĩ rằng bạn của bạn thật sự không muốn nhìn thấy bạn đâu, họ chỉ cảm thấy tồi tệ thôi.

Đôi khi tôi quên ăn cả ngày. Tôi cảm thấy cái bụng đang gầm gừ nhưng không có ý chí để đứng dậy và nấu gì đó để ăn.

Giấu mình vào chiếc điện thoại. Vâng, tôi nghiện nó, nhưng không giống như những người khác. Tôi không giao tiếp với xã hội, tôi chơi trò chơi hoặc tìm kiếm các cửa hàng online để làm xao lãng bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực của mình. Đó là cái ”bong bóng” an toàn của tôi.

Xem thêm:Bạn Có Phải Là Người Thông Minh Về Cảm Xúc ?

Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Trong các tình huống giao tiếp bình thường, một số người không nhận ra tôi đang thu mình lại hoặc khá kiệm lời bởi vì căn bệnh trầm cảm. Thay vào đó, họ nghĩ rằng tôi thô lỗ hoặc đang muốn tỏ vẻ anti-social.

Tôi thường nói rằng tôi đang mệt mỏi hoặc cảm thấy không tốt. Những người bình thường không nhận ra rằng trầm cảm đã ảnh hưởng mạnh mẽ thế nào đối với sức khỏe thể xác lẫn tinh thần của tôi. Tôi đang trải qua giai đoạn khó khăn để tạo ra nguồn động lực khi ở trong một chu kỳ trầm cảm. Nghĩa là tôi không quan trọng mọi thứ, cứ để mọi việc trôi qua. Để rồi sau tất cả, không còn lại điều gì, trống rỗng. Khi tôi chán nản, tôi ăn ngoài nhiều hơn, việc nhà bị đẩy lại phía sau, tôi chần chừ khi xem phim hoặc đọc sách để trốn thoát thực tại.

Xem thêm:  Hiệu Ứng Tâm Lý Học Nguyên Bản (Verbatim Effect)

Tôi đã từng sống với trầm cảm. Mọi người dường như không để ý đến nó bởi vì tôi luôn mỉm cười khi nói chuyện với họ và tôi thường xuyên đùa giỡn, khiến cho mọi người nghĩ tôi luôn vui vẻ và yêu đời. Trong khi trong lòng tôi luôn nặng trĩu những suy nghĩ, đầy những nỗi buồn và tuyệt vọng.

Mục đích của việc tăng ca làm thêm vào những ngày lễ của tôi chính là tránh dành thời gian cho gia đình.

Thật quá sức chịu đựng khi mà xung quanh tôi họ cứ nói về tương lai, vì vậy tôi né tránh khoảng thời gian đó.

Xem thêm:Bạn Có Biết !Khóc Cũng Là Giải Pháp Chữa Bệnh Hữu Hiệu

Mọi người nghĩ rằng tôi lười nhác và là một kẻ ăn bám vì không có lấy một công việc kể từ khi tốt nghiệp. Họ không nhận ra rằng tôi muốn làm việc nhiều hơn bất cứ ai, nhưng có một dòng bất tận những thứ tiêu cực liên tục chạy trong đầu khiến tôi sợ hãi đến nỗi không dám in một mẫu đơn xin việc nào.

Tự cô lập bản thân mình, không làm việc hết khả năng chỉ vì bản thân không quan tâm đến bất cứ điều gì, cười nhạo và coi thường bản thân. Tôi đã từng nói khá nhiều lần trước đây: Tôi cười để bản thân không được khóc.

Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó

Trầm cảm giống như một con quỷ dữ luôn nói với tôi rằng tôi sẽ không cảm thấy vui, không có ham muốn, không có năng lượng, ăn không ngon, không nhìn thấy ánh sáng. Giống như có ai đó đã đánh cắp linh hồn của bạn vậy. Bạn sẽ không hiểu được nó cho đến khi bạn tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Tôi không muốn cảm giác đáng sợ này xảy ra với bất kỳ ai ngay cả khi kẻ đó là người tôi ghét nhất.

Trở nên giận dữ, vô lý hoặc lỗ mảng với những người tôi yêu quý trong vài khoảnh khắc mà tôi không nhận ra vì sao lại làm vậy. Sau đó tôi nhận ra hành động và lời nói của mình không đúng và cảm thấy thật kinh khủng, vì những tức giận vô cớ mà tôi đổ lên đầu họ.

Xem thêm:  Người Qua Đường (Bystander Effect)- Sự Tha Hóa Về Lòng Tin Của Con Người Trong Xã Hội Ngày Nay

Đối với riêng tôi, đặc biệt là những điều tôi muốn mọi người nhận ra rằng trầm cảm đã biến tôi thành ”kẻ lười biếng”, tôi hầu như không giữ liên lạc với ai, giữ gìn vệ sinh cá nhân kém và phản ứng cực kỳ xấu với những điều tưởng như bình thường nhất.

Không buồn quan tâm đến những việc cơ bản như giặt giũ, không muốn nấu ăn thậm chí là ăn uống. Họ nghĩ rằng tôi đang lười biếng.

Tôi chiến đấu hằng ngày, không muốn từ bỏ và cố gắng thể hiện bản thân mình xứng đáng.

Khi tôi trải lòng rằng tôi thấy chán nản nghĩa là tôi muốn có một ai đó nói với mình rằng tôi không hề cô đơn.

Không phải vì tôi muốn gây chú ý.

Xem thêm: Sự Thật Về Giấc Ngủ Và Sở Hữu ‘Giấc Ngủ Thông Minh’

Tôi ngồi lỳ một chỗ cả ngày, chỉ đứng dậy để vào toilet. Chiếc ghế tôi ngồi cũng chính là giường của tôi. Tôi có một cái giường, nhưng tôi chỉ ngồi lên chiếc ghế đó. Tôi ngủ không ngon và tôi ăn rất ít. TV vẫn đang bật, nhưng tôi có thể xem hoặc không. Tôi chỉ ngồi đó.

Nhà tôi là một đống hỗn độn.

Đôi khi bạn khinh miệt hay coi thường những người tự nhiên lười nhác, không có mục đích sống rõ ràng thì biết đâu được họ cũng đang chán ghét chính bản thân mình và mong muốn nhận được sự đồng cảm, động viên để cảm thấy tốt hơn? Đừng vội vàng đánh giá mà hãy biết lắng nghe thông qua hành động và thấu hiểu cho những người mắc chứng bệnh trầm cảm nhé.

Nguồn bài: Bored Panda

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *