“Sự Im Lặng Của Bầy Cừu” Sự Đáng Sợ Của Nhân Cách Bị Biến Đổi
“Sự im lặng của bầy cừu” là một bộ phim nổi tiếng được đánh giá cao. Phim có các yếu tố kinh dị xen lẫn với các yếu tố tội phạm và đã giành được năm giải Oscar bao gồm cả giải diễn viên chính xuất sắc nhất dành cho Anthony Hopkins, người đã thể hiện xuất sắc nhân vật vừa là một nhà tâm lý học tài ba, vừa là một kẻ giết người ăn thịt hàng loạt, bác sĩ Hannibal Lecter. Nhân vật này bị bệnh rối loạn về nhân cách, một bệnh được các giới khoa học, tâm lý học nghiên cứu trong một thời gian dài hơn hẳn so với các bệnh khác.
Bài viết này sẽ tập trung vào việc chẩn đoán, đồng thời đề xuất phương thức chữa trị cho căn bệnh mà bác sị Lecter đang mắc phải, song song bên cạnh đó cũng sẽ phân tích một chút về trường hợp Lê Văn Luyện vì tác giả bài viết thấy tên tội phạm này có các hành vi khá giống với những tên giết người hàng loạt nổi tiếng trong lịch sử khác.
Ngay từ đầu phim, bác sĩ Lecter đã được các nhà tâm lý học khác miêu tả như một kẻ dối trá, quái vật, nguy hiểm và ăn thịt người. Gã đã gây ra vài vụ án nghiêm trọng trong đó có giết người, và ăn thịt nạn nhân của gã. Tuy nhiên, khi đặc vụ Starling, cũng như khán giả có cơ hội được thấy gã, gã xuất hiện như một người lịch sự, tao nhã, có phong thái tốt và quan tâm đến người khác.
Xem Thêm :
Tuy nhiên, không lâu sau đó, những tính cách quyến rũ mà chúng ta thấy hóa ra chỉ là vỏ bọc mà gã dùng để lừa người khác, thông qua đó đoạt được những gì mà gã muốn, dù cho đó có là điều kiện để gã được sống trong môi trường tốt hơn hay là quá khứ thời trẻ của đặc vụ Starling. Sau đó, gã còn dùng vỏ bọc này để giết hai người cảnh sát và lột da của một người để làm mặt nạ cho tiện việc trốn thoát, còn người còn lại thì gã moi ruột rồi treo lên như thể đó là đồ trang trí.
Xem thêm : Lý Giải Về Hành Vi Của Con Người
Ngoài ra Lecter còn giết nguyên một đội cứu thương và một người khách du lịch, cướp lấy quần áo và ví tiền của người ta để gã có thể tẩu thoát dễ dàng hơn. Lecter lần lượt thực hiện các hành vi phạm tội mang tính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mạng người với thái độ bình tĩnh, chẳng chút chần chừ và không hề có một cảm giác tội lỗi nào. Trong một trường hợp khác, gã đã ăn lưỡi của một người y tá mà huyết áp của gã không hề vượt qua mức 85 (85 là mức huyết áp bình thường).
Điều này cho thấy việc giết người, xâm hại người khác là một việc quá bình thường với Lecter. Những hành động trên hoàn toàn khớp với một trong những triệu chứng chẩn đoán tiêu chuẩn của bệnh mà gã có thể mắc phải, thất bại trong việc làm theo những tiêu chuẩn xã hội, hành vi không tôn trọng pháp luật thể hiện qua các hành động có thể dẫn đến truy tố hình sự.
Xem thêm : Hội Chứng Tự Kỷ – Autism Spectrum Disorder
Triệu chứng tiếp theo của bác sĩ Lecter thể hiện qua việc gã không bao giờ nói ra sự thật một cách thẳng thừng. Đúng hơn là gã thích ẩn dấu sự thật trong từng lời nói dối. Gã đưa ra những manh mối chỉ dẫn lạc hướng bằng phương thức đảo chữ cái như việc gã tiết lộ cho đặc vụ Starling rằng gã biết có một kho hàng được bệnh nhân tên là Hester Mofet của gã thuê nhưng thật sự chủ nhận của kho hàng ấy chính là gã. Hester Mofet sau khi đảo chữ cái lại sẽ thành “phần còn lại của tôi” (the rest of me). Gã vờn qua nhát lại với các đặc vụ FBI và kéo họ vào trong trò chơi mà gã tạo ra dù cho họ có muốn hay không. Gã điều khiển người ta làm theo những gì mà gã muốn mặc cho họ có nhận ra mình đang bị điều khiển hay không. Gã bắt đặc vụ Starling phải kể về quá khứ của mình cho gã nghe để đổi lại thông tin về Buffalo Bill. Đây chính là biểu hiện của triệu chứng thứ hai: dối lừa, thể hiện qua việc liên tiếp nói dối, dùng đồng minh và điều khiển người khác để tư lợi cho bản thân hay chỉ để giải trí.
Xem thêm : Lời Nói Và Sự Tổn Thương
Triệu chứng thứ ba của Lecter là gã không hề có bất kỳ hối hận hay thương xót người khác chút nào. Trong một phân cảnh, khi mà gã gặp nghị viên, người có con gái bị bắt cóc bởi Buffalo Bill, gã chẳng hề tỏ vẻ cảm thông trước sự bất hạnh của ba và hỏi những câu hỏi bất kính như thể ba có nuôi con gái bằng sữa mẹ không. Gã thích thú chọc giận bà chỉ vì gã thích. Việc không hề có sự thương xót hay hối hận nào, thấy rõ qua việc không hề nhận ra hành động của bản thân làm tổn thương đến người khác là triệu chứng tiêu chuẩn thứ ba dùng để chẩn đoán.
Thông qua ba tiêu chuẩn trên, dựa vào DSM-5, bác sĩ Lecter có thể bị mắc bệnh Rối loạn nhân cách phản xã hội (ASPD). Đặc điểm của bệnh biểu hiện rõ qua các hành động không quan tâm và xâm phạm đến quyền lợi của người khác mà chúng ta đã miêu tả rõ qua từng chi tiết phía trên. Để có thể chính thức chẩn đoán Lecter bị mắc ASPD thì phải có bằng chứng của bệnh Rối loạn đạo đức (Conduct Disorder) trong quá khứ cho đến trước 15 tuổi. Bệnh rối loạn đạo đức được tả là người bệnh có các hành vi công kích, gây hấn, phá hoại, lừa dối và xâm phạm các luật lệ. Bệnh này được dùng làm kim chỉ nam để xác định bệnh ASPD khi trưởng thành. Nói cách khác, để chẩn đoán một người mắc ASPD thì người đó phải được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn đạo đức khi còn đang tuổi vị thành niên, nghĩa là trước 15 tuổi. Và bệnh ASPD cũng là bệnh duy nhất trong các bệnh rối loạn nhân cách có một bệnh khác được xác định khi còn nhỏ để làm tiền đề chẩn đoán. Mắc bệnh rối loạn đạo đức không hẳn lúc nào cũng dẫn đến rối loạn nhân cách phản xã hội, nhưng mắc rối loạn nhân cách phản xã hội nhất định cũng sẽ mắc rối loạn đạo đức khi còn nhỏ.
Người mắc ASPD ít khi nào tự đi khám chữa bệnh. Họ không có động lực cũng như không thể thấy được những hệ quả từ các hành vi phản xã hội của họ mang lại. Có rất ít các nghiên cứu về phương hướng điều trị bệnh này. Tất cả các đề án chữa bệnh đều tập trung vào thanh thiếu niên phạm tội và một số người được giới thiệu từ hệ thống pháp luật. Kết quả được đo lường bởi tần suất tái phạm tội hơn là thay đổi hành vi có liên quan đến tính cách được xác định bởi bệnh. Giải thích cho rõ hơn là kết quả từ các phương thức chữa trị bệnh được tính theo tần suất bệnh nhân phạm tội nhiều hay ít, khoảng thời gian giữa các lần phạm tội hơn là cố gắng thay đổi hành vi tính cách được cho là biểu hiện của bệnh như hanh vi lừa dối, điều khiển trục lợi người khác. Phương thức chữa trị nhận thức – hành vi cũng có tí ti tác dụng. Một nghiên cứu khác cho thấy việc dùng vitamin tổng hợp cũng có thể hạn chế các hành vi phạm tội của người bệnh.
Xem Thêm: Hội chứng Asperger’s Syndrome
Trong trường hợp của bác sĩ Lecter, gã là người mắc bệnh loạn thần kinh nhân cách nhưng hoạt động cấp cao. Điều này có nghĩa gã có thể che dấu hành vi bất bình thường của mình trong một số trường hợp xã hội nhất định và giữ hình ảnh mình một cách tích cực trong khi đằng sau thì phạm tội ác rùng rợn. Ở đầu phim chúng ta có thể thấy khi đặc vụ Starling tìm kiếm thông tin về gã thì một loạt các bài báo ca ngợi gã là thiên tài tâm lý học, phát minh ra nhiều phương thức và học thuyết hay. Chỉ đến sau này mới lòi ra gã là kẻ giết người hàng loạt nguy hiểm bậc nhất. Lecter không hề nghĩ gã mắc bệnh, gã luôn coi những người xung quanh gã là ngu ngốc, là những con cừu non đợi gã mần thịt, gã hứng thú nhìn người khác vò đầu bứt tay chạy vòng vòng trong những cái bẫy mà gã đặt ra. Vì thế gã là người cuối cùng trên trái đất này có thể nghĩ đến chuyện gã có vấn đề và tìm sự giúp đỡ.
DSM-5 có tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bằng tổ hợp các triệu chứng. Phương thức chẩn đoán dựa trên danh mục các triệu chứng (chẩn đoán dựa trên việc bệnh nhân có hay không có triệu chứng này hơn là bệnh nhân có triệu chứng nặng hay nhẹ) giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách dễ dành hơn. DSM-5 có tất cả 7 triệu chứng làm tiêu chuẩn nhưng chỉ có ba triệu chứng là đủ để xác định bệnh lý. Dù DSM-5 được viết dưới dạng danh mục triệu chứng, nhưng đồng thời các bệnh về rối loạn nhân cách cũng được định nghĩa dựa trên chiều hướng các triệu chứng. Phần về bệnh ASPD thì được nhấn mạnh vào tính cách giả dối lừa người trục lợi. Hệ thống chẩn đoán dựa trên chiều hướng nặng nhẹ của bệnh này vẫn giữ lại một số phần nối tiếp với hệ thống danh mục bệnh, cung cấp cho các chuyên viên, bác sĩ một mô tả tốt hơn về từng người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người ấy mắc phải. Tuy nhiên, một điểm khiếm khuyết của DSM-5 là nó xóa mờ đi ranh giới giữa tội phạm và bệnh lý. Tiêu chuẩn này rất khó áp dụng lên một người không có quá khứ phạm tội. Ví dụ như người này mắc ASPD nhưng rất giỏi trong việc che dấu hành vi của mình, và chưa bao giờ bị bắt thì rất khó để chính thức chẩn đoán người này mắc ASPD nếu dựa trên DSM. Và nếu theo tiêu chẩn này thì có đến hơn 80% tội phạm trong tù mắc bệnh này.
Xem Thêm : Hiệu Ứng Ám Ảnh Về Mất Mát
Trường hợp của Lê Văn Luyện, các hành vi mất tính người của hắn dựa vào DSM-5 thì là các triệu chứng biểu hiện việc hắn có thể mắc ASPD. Hắn có thể thản nhiên vạch kế hoạch giết người và bình tĩnh thực hiện nó, đuổi tận giết tuyệt nạn nhân, ngay cả em bé 18 tháng tuổi cũng không tha, dùng bộ mặt hiền lành, lợi dụng lòng thương của thân nhân, gia đình mình để che giấu tội ác (dọa nạt người cô không được khai báo mình ra) và lẩn trốn. Ngay cả khi bị bắt thì hắn vẫn giữ thái độ bình thản, gương mặt không biểu cảm và chẳng có vẻ gì sợ hãi cả.
Không ai có thể tưởng tượng nổi việc Luyện giết hại cả 4 người trong nhà anh Ngọc xong, quay xuống vơ vét tài sản rồi thản nhiên mở tủ lạnh, lấy nước uống
Suốt quãng đường trên xe ô tô từ cột mốc 1057 về Đồn Biên phòng, chiều dài khoảng 5km, tên Luyện vẫn giữ thái độ bình thản.
Tuy nhiên, do quá khứ của hắn không có bằng chứng, biểu hiện gì về bệnh rối loạn đạo đức vì đa số mọi người nhận xét rằng hắn “hiền lành, ngoan ngoãn” nên không thể chính thức chẩn đoán hắn mắc ASPD được. Một số tên giết người hàng loạt nổi tiếng khác như Dennis Lynn Rader và Henry Lee Lucas cũng có biểu hiện hệt như Lê Văn Luyện, là những tên giết người không có những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, hành vi lúc còn trẻ, mà nó chỉ biểu hiện rõ ra và xâm phạm đến quyền lợi người khác lúc trưởng thành cho nên Lê Văn Luyện có thể nằm chung nhóm với những tên này dưới phần Adult antisocial personality disorder, có thể là trọng điểm nghiên cứu của các phòng nghiên cứu ( Other conditions that may be a focus clinical attention.) Đó là điểm khác biệt giữa chứng Antisocial disorder và Adult Antisocial Disorder, ngoài ra, trên mặt bằng chung, hai dạng này giống nhau.
Thế nhưng đây chỉ là suy đoán của tôi dựa trên các tình tiết mô tả từ báo chí nên có thể không đúng vì báo chí có khi làm quá các tình tiết lên.
Xem Thêm : Khóc Giải Pháp Chữa Bệnh Hữu Hiệu
Các đây khoảng hai năm, khi tôi mới vừa bắt đầu loạt bài tâm lý và bệnh chứng này thì bài đầu tiên tôi viết chính là bệnh ASPD, trong đó tôi có viết một đoạn ngắn về nguyên nhân gây bệnh. Sẵn tiện đây thì copy qua bên này luôn để mọi người đỡ thắc mắc về nguyên nhân bệnh và đỡ lần mò chi cho lâu. Bài này và bài đầu tiên tôi viết về mặt kiến thức thì hầu như không có gì khác nhau ngoại trừ bài đầu tiên thì dựa trên DSM-4 và tập trung vào các triệu chứng với các tên giết người hàng loạt làm ví dụ, còn bài này tôi dùng DSM-5 và tập trung chẩn đoán vào một nhân vật cố định với tiêu chuẩn chẩn đoán làm hướng dẫn nên có thể coi bài này là một bài cập nhật mới nhất đi ha.
Xét về mặt sinh học, những người mắc chứng bệnh này có hệ thần kinh giao cảm hoạt động rất ít, hoặc hầu như không hoạt động. Về hệ thần kinh giao cảm, nó là một phần chính trong hệ thần kinh tự trị, phụ trách về các phản xạ không điều kiện. Ví dụ như bạn ở nhà một mình giữa đêm, bỗng nhiên bạn nghe tiếng gì đó lạch cạch nơi cửa, cơ thể bạn không thể tự chủ được mà cảm thấy sợ hãi, tay đổ mồ hôi, cả người trong tình trạng căng thẳng. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho những phản ứng vô điều kiện đó. Nhưng những bệnh nhân ASPD lại hiếm, rất hiếm khi có những phản ứng sợ hãi này, nói cách khác là hầu như không có. Bởi vì thế nên họ mới bị coi là “mắc bệnh” và vô cảm, không hề có cảm xúc đồng tình hay thương hại như tôi đã nói trên.
Viết dài, đánh máy mỏi tay rồi nên tôi dừng bài ở đây. Nói tóm gọn lại là những kẻ mắc ASPD là những kẻ rất nguy hiểm, rất khùng điên, không biết sợ là gì. Trong lúc đi tìm các nghiên cứu về phương thức điều trị bệnh, tôi đọc ở một số trang web, thay vì đề xuất phương thức chữa trị cho bệnh nhân thì họ đề ra các phương án làm thế nào để có thể sống chung và bảo vệ bản thân trước những người mắc ASPD. Thông thường thì các bài viết mà tôi đọc được về các bệnh tâm lý thì da số tác giả đều có sự cảm thông và tội nghiệp trước bệnh nhân và thân nhân của ngườ bệnh, nhưng đối với bệnh nhân ASPD thì hầu hết tác giả chỉ bày tỏ sự đồng cảm với thân nhân mà thôi.
Giống như ASPD, trẻ em vị thành niên mắc bệnh Rối loạn đạo đức thì các chuyên viên tâm lý sẽ tập trung cha mẹ bệnh nhân và đề xuất phương thức quản lý, tiếp cận vấn đề, rắc rối do con họ gây ra. Theo cách tôi nghĩ thì chắc là do các chuyên viên tâm lý bác sĩ đều không có biện pháp trước việc chữa trị cho bệnh nhân mắc ASPD hay rối loạn đạo đức cho nên họ tập trung vào thân nhân của người mắc bệnh, hy vọng những người này không bị bệnh nhân ASPD quậy cho điên lên, đồng thời có thể tự bảo vệ bản thân, phần nào đó quản lý con cái, anh em, thân nhân mắc bệnh của họ, đừng để nó ra ngoài gây hại cho xã hội.
Tóm lại của tóm lại, nạn nhân của người mắc bệnh ASPD theo cách nói của giới trẻ hiện giờ là trải dài từ chết đến bị thương!!!!
Nguồn : Abnormal Psychology by Thomas F. Oltmanns, 7th edition, DynaMed.
Viết bởi: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Quay Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại