5 Lý Thuyết Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới


Nhắc đến nhân cách chính là nhắc đến mặt tâm lý, đời sống tinh thần của một chủ thể nhất định. Từ xa xưa, những thứ liên quan đến nhân cách như “tâm hồn”, “trái tim” đã được nhắc đến rất nhiều và sau này, các nghiên cứu tâm lý học hành vi về nhân cách mang tính hiện đại, khoa học có thể giúp ta có một cái nhìn rõ ràng, không trừu tượng hay mơ hồ về nhân cách.

Dưới đây là một số các lý thuyết tâm lý học hành vi về nhân cách thông dụng nhất, hữu ích nhất để giúp các bạn có thêm một góc nhìn mới.

1. Lý thuyết phân tâm học của Freud

S. Freud là một nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo. Hệ thống lý thuyết của ông là lý thuyết chính thống đầu tiên về nhân cách, có ảnh hưởng sâu rộng tới các học thuyết tâm lý học hành vi về nhân cách sau này.

Xem thêm:

Khi đề cập đến vấn đề nhân cách, ông đưa ra các khái niệm về vô thức, cấu trúc nhân cách và các giai đoạn để hình thành và phát triển nhân cách.

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Ông khẳng định nhân cách con người được xây dựng và định hình lúc 5 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất quyết định toàn bộ sự phát triển của một đời người. Freud nhấn mạnh vào những giai đoạn thời thơ ấu, nhấn mạnh sự chi phối của yếu tố bản năng, sinh học.

2. Lý thuyết phân tâm học của Carl Jung

Carl Jung là một người sinh ra ở Thụy Sĩ. Ông được xem như người kế thừa những lý thuyết của Freud. Tuy có khai thác, phân tích dựa trên những nền tảng tâm lý học hành vi về nhân cách của Freud nhưng lý thuyết mà Jung mở rộng, phát triển lại có những hướng đi khác so với lý thuyết của Freud.

C. Jung có sự giải thích về bản chất của Libido khác, và nêu ra một hệ thống các thành phần cơ bản của nhân cách.

Xem thêm: Phương Pháp ‘Cắt Giảm’ Cuộc Sống, Muốn Ít Để Được Nhiều

Xem thêm:  Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp rất quan trọng để tiến tới thành công

Về bản chất Libido, Freud cho rằng đó là năng lượng tình dục, một loại năng lượng mạnh mẽ nhất, có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của một con người. Jung cho rằng LIbido là một loại năng lượng cuộc sống rộng và không phân biệt được. Đó là một loại năng lượng huyền bí kích động tinh thần. Thông qua sức mạnh tinh thần mà những hoạt động ý thức được thực hiện.

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Về các thành phần của nhân cách, Jung cho rằng bao gồm:

Cái Tôi, trung tâm của ý thức, là nhận thức về chính mình và chịu trách nhiệm thực hiện những hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Vô thức cá nhân, là nơi đã từng được ý thức nhưng bị quên lãng hay xóa bỏ vì nó ít quan trọng hoặc phiền toái. Mọi loại kinh nghiệm các nhân được tích lũy trong vô thức cá nhân, chỉ cần có sự nỗ lực về tinh thần là có thể lấy ra sử dụng và đặt nó về lại chỗ cũ.

Vô thức tập thể, Jung cho rằng nếu như mỗi chúng ta tích lũy tất cả những kinh nghiệm trong vô thức cá nhân của mình thì nhân loại như tập hợp các loại tích lũy kinh nghiệm của loài người. Di sản này được truyền lại cho mỗi một thế hệ mới. Bất cứ những kinh nghiệm nào mang tính toàn cầu, những kinh nghiệm được lặp lại, và không thay đổi một cách tương đối sau mỗi thế hệ sẽ trở thành một phần trong nhân cách của chúng ta.

Xem thêm: 12 Cách Để Bạn Xoa Dịu Cơn Tức Giận

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Vô thức tập thể được thể hiện qua các nguyên mẫu, những nguyên mẫu phổ biến, mang tính tượng trưng như Chúa, mẹ, anh hùng,…

3. Lý thuyết của Alfred Adler

Alfred Adler là một người có những đóng góp lớn trong nội dung lý thuyết tâm lý học hành vi về nhân cách của mình cho ngành Tâm lý học nói chung và các ngành xã hội khác nói riêng. Trong lý thuyết của ông đề cập đến mặc cảm về sự thua kém và thứ tự ra đời của các con trong một gia đình có ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.

Adler cho rằng mặc cảm về sự thua kém chính là tự thấy bản thân mình thua kém so với người khác. Thua kém này có thể xuất phát từ sự thua kém cơ thể, khả năng đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Ông cho rằng mọi người đều có trạng thái chung này. Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự mặc cảm về sự thua kém bao gồm: Sự thua kém về cơ thể; Sự nuông chiều; Sự thờ ơ…

Xem thêm:  5 lỗi ngôn ngữ cơ thể người tự tin không bao giờ mắc

Cách mà con người vượt qua được những mặc cảm này sẽ định hình và quy định chiều hướng phát triển nhân cách của con người đó.

Xem thêm: 2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Về thứ tự ra đời của các con trong gia đình, Adler cho rằng thứ tự ra đời này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Mỗi một vị trí khác nhau có thể đưa đến những mặc cảm, những nét tâm lý khác nhau giữa các con trong cùng một gia đình.

4. Lý thuyết về nét nhân cách của Gorldon Allport

Gorldon Allport là người đầu tiên đưa ra được một khái niệm rõ ràng, cụ thể về nhân cách, góp phần lớn cho tâm lý học hành vi về nhân cách. Đồng thời ông còn đưa ra khái niệm về nét nhân cách, động cơ và quá trình phát triển nhân cách.

Ông cho rằng nhân cách không đơn giản chỉ là sự cộng dồn của hệ thống tâm sinh lý mà nó là sự kết hợp, tác động qua lại một cách năng động của hệ thống tâm sinh lý được biểu hiện, xác định qua hành vi và suy nghĩ tiêu biểu. Nhân cách của 2 người là 2 nhân cách riêng biệt, mỗi người có một nhân cách của mình, không ai giống của ai.

Allport đưa ra khái niệm nét nhân cách, đó là những khuynh hướng thiên về việc cách ta phản ứng lại với các kích thích từ môi trường. Đó là những nét nhất quán, lâu dài về cách phản ứng lại với môi trường. nét nhân cách gồm: Nét nhân cách cốt yếu; Nét nhân cách trung tâm; Nét nhân cách phụ

Xem thêm: Bí Quyết Giúp Bạn Đưa Ra Những Quyết Định Đúng Đắn Trong Cuộc Đời

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Các nét nhân cách này tồn tại trong mỗi chúng ta, chúng xác định hoặc là nguyên nhân của hành vi. Chúng không chỉ bắt nguồn từ việc phản ứng lại một kích thích mà còn thúc đẩy ta tìm kiếm những cách thức phù hợp rồi tác động qua lại với môi trường để tạo ra hành vi. Chúng có liên quan lẫn nhau và đại diện cho những đặc tính khác nhau.

Xem thêm:  Có nên tặng quà thường xuyên hay không?

5. Lý thuyết hành vi về nhân cách của B. F. Skinner

B. F. Skinner là một trong những đại diện tiêu biểu cho trường phái Tâm lý học hành vi. Ông là người đã mở rộng, phát triển hơn lý thuyết hành vi theo một chiều sâu hơn. Từ việc tiến hành thí nghiệm về lồng chuột rất nổi tiếng của mình, ông đã đưa ra các khái niệm quan trọng như hành vi tạo tác, củng cố, trừng phát và đặc biệt,trong tâm lý học hành vi về nhân cách, ông cho rằng nhân cách là tổ hợp các hành vi tạo tác.

Hành vi tạo tác là hành vi được hiểu là loại hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của nó. Và sự hình thành và phát triển nhân cách chính là sự hình thành, duy trì, thay đổi một hệ thống các hành vi tạo tác để tạo nên một nhân cách ổn định, riêng biệt.

Các Tâm Lý Học Hành Vi Về Nhân Cách Phổ Biến Trên Thế Giới

Hành vi tạo tác đó cần phải có củng cố. Củng có bao gồm củng cố tích cực và tiêu cực. Và không thể thiếu một mặt trong lý thuyết hành vi của Skinner là khái niệm về sự trừng phạt. Sự trừng phạt hoàn toàn khác về mặt bản chất so với củng cố tiêu cực.

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *