3 Học Giả Hàng Đầu Của Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi

Chia sẻ

Trường phái tâm lý học hành vi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền tảng tâm lý học hiện đại ngày nay, nhưng bạn đã biết rõ lịch sử hình thành và phát triển của trường phái này? Và những ai là đại diện tiêu biểu cho trường phái này?

1. J. Watson (1878-1958)

John B. Watson, cha đẻ của tâm lý học hành vi đã tạo ra trường phái này trong bối cảnh tâm lý duy tâm đang lụi tàn, và cần hơn bao giờ hết cái nhìn của khoa học với sự khách quan và những bằng chứng xác thực.

Sự kiện hình thành trường phái tâm lý học hành vi chính là việc, vào năm 1913, tập san Tâm lý học Mỹ đăng bài báo “Tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi” của Watson, đồng thời là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Columbia (1912).

Xem thêm:

Những cương lĩnh đầu tiên của tâm lý học hành vi cổ điển, theo Watson gồm có:

1. Trường phái tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người.

Theo đó, hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.

2. Theo Watson, có tất cả 04 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này.

3 Học Giả Hàng Đầu Của Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi

3. Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S – R. Trong đó S là kích thích, R là phản ứng.

Xem thêm:  Hiệu Ứng Ánh Đèn Sân Khấu ( Spotlight effect)

Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.

4. Với công thức S – R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Ông lấy nguyên tắc “thử – sai” làm nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi.

Watson cũng cho rằng, tâm lý học với tư cách là khoa học về khoa học về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ toàn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu trúc và tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình ảnh…

Xem thêm: “Sức Khỏe Tâm Thần” Nỗi Ám Ảnh Của Người Trẻ Tuổi.

Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan.

3 Học Giả Hàng Đầu Của Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi

2. E.Tolman (1886 – 1959)

Khi trường phái tâm lý học hành vi cổ điển của Watson bắt đầu cho thấy những dấu hiệu lỗi thời, cũng là lúc các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi mới, tiêu biểu là E.Tolman (1886-1959) đã cập nhật trường phái này lên một cấp độ khác.

Thuyết hành vi mới ở chỗ, trong công thức S-R truyền thống, những nhà hành vi mới đưa thêm vào các biến số trung gian làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng.

Nổi bật nhất gồm có lý thuyết của Tolman. Theo ông, thuyết hành vi cùng lúc có mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng thể, thuyết hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý thuyết của Tolman là sự hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý định.

Xem thêm:  Sự Thật Về Giấc Ngủ Và Sở Hữu ‘Giấc Ngủ Thông Minh’

Với suy nghĩ hành vi của cơ thể là tổng hòa chứ không phải là từng trả lời của cơ thể, Tolman hình thành học thuyết về “các biến số trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R. Trong học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.

xem thêm:Hội chứng (BPD)- Nguyên Nhân Của Sự Rối Loạn Cảm Xúc

Ông đưa ra hai loại biến số để làm cái quy định hành vi: các biến cố xa hay biến số khởi thủy, bao gồm các kích thích từ ngoại giới vào các trạng thái sinh lý ban đầu và các biến số thường xuyên bao gồm các biến số trung gian và các biến số can thiệp.

Theo ông, các cử động hành vi bao giờ cũng phải dựa vào “những điểm tựa vật thể”, nghĩa là phải được xem xét trong mối quan hệ nhân quả trực tiếp “thông số độc lập – thông số phụ thuộc”. Điều này phản ánh trong sơ đồ hành vi do dộng vật tạo ra dưới góc độ lựa chọn:

Thông số độc lập – thông số trung gian – thông số phụ thuộc – hành vi

3 Học Giả Hàng Đầu Của Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi

3. B. F. Skinner (1904-1990)

Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của thuyết hành vi cấp tiến. Thí nghiệm cái hộp trứ danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về con người và hành vi người và xã hội. Học thuyết Skinner theo đó trở thành một phần không thể thiếu của trường phái tâm lý học hành vi hiện đại.

Trong học thuyết của mình, đóng góp quan trọng nhất của Skinner là công nghệ hành vi. Ông đã lập ra một loại quy trình có tên gọi “công nghệ hành vi”, hay bước cuối cùng trong việc hành vi hóa con người. Quy trình của công nghệ hành vi là do cuộc sống của con người và xã hội quy định. Đây là một lập luận chính xác.

Xem thêm:  6 Gợi Ý Để Việc Viết Nhật Ký Thú Vị Hơn

xem thêm: “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu” Sự Đáng Sợ Của Nhân Cách Bị Biến Đổi

Theo lý thuyết của Skinner, công nghệ hành vi là:

a. Quan niệm con người trước hết là cơ thể cá thể hay một hệ thống vật lý với nghĩa là một hệ thống phức tạp, hệ thống này tiến hành hành vi theo một cách nhất định;

b. Công cụ trung tâm là khái niệm tạo tác;

c. Phân tích chức năng là phương pháp xây dựng và vận hành của công nghệ hành vi. Sơ đồ của nguyên tắc này vẫn là S-R;

d. Cơ chế của tất cả các quá trình công nghệ hành vi người nằm trong sự kiểm tra chế độ củng cố;

e. Về mặt đạo đức, công nghệ hành vi mang tính trung lập, tức toàn bộ thực chất của tất cả các hoạt động có thể quan sát thấy ở con người là ở trong củng cố;

f. Trong công nghệ hành vi có sáu loại kiểm soát: kinh tế, giáo dục, đạo đức, nhà nước, tôn giáo và tâm lý liệu pháp.

3 Học Giả Hàng Đầu Của Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi

Hiện nay, trường phái tâm lý học hành vi vẫn là một trong những trụ cột của tâm lý học hiện đại, góp phần lý giải rất nhiều vấn đề tâm lý, mặc dù có nhiều quan điểm đã lỗi thời. Những đóng góp của các học giả tiêu biểu cũng giúp trường phái này trở nên nổi tiếng và có tính bao quát hơn bao giờ hết.


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *