Hiệu ứng Diderot- Hành Vi Tiêu Xài Theo Cảm Hứng


Giới thiệu Hiệu ứng Diderot

Bên cạnh thành tựu vĩ đại là bộ từ điển bách khoa toàn thư Encyclopedia,  nhà triết học người Pháp Denis Diderot còn nổi tiếng với học thuyết “ Hiệu ứng Diderot” về tâm lý tiêu dùng hay còn gọi là chứng tiêu xài hoang phí không kiểm soát.

xem thêm:

Mô tả Hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot thay vì đơn giản hóa, tiết kiệm chi tiêu, mua những thứ cần thiết thì chúng ta lại rơi vào vòng xoáy mua sắm những thứ xa xỉ để thỏa mãn nhu cầu.

Dù ra đời từ thế kỷ XVIII nhưng học thuyết này vẫn mang tính thực tiễn trong xã hội ngày nay. Câu chuyện về sự ra đời của hiệu ứng Diderot cũng rất thú vị và bất ngờ!!!

Năm 1765, khi Diderot đã 52 tuổi, khi danh tiếng vẫn không giúp ông vượt qua nghèo khó, ông không có tiền lo của hồi môn cho con gái. May mắn thay, ông bán được thư viện sách cho nữ hoàng Nga với giá 1000 bảng Anh. Bỗng chốc có một số tiền lớn, ông yêu bản thân hơn bằng việc mua cho mình một chiếc áo choàng đắt tiền và tuyệt đẹp để rồi mọi thứ bắt đầu từ đây.

Xem thêm:  Hiệu ứng “ Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” ( Dunning – Kruger Effect)

Ông bỗng cảm thấy giữa đồ vật đơn sơ trong nhà và chiếc áo choàng sang trọng kia không có sự hài hòa và cân xứng. Ông lại đổ tiền vào việc tân trang mọi thứ trong căn nhà. Ông thay tấm thảm cũ bằng chiếc mới từ Damascus, trang trí nhà cửa bằng những bức tượng bằng đá tuyệt đẹp và mua một cái bàn ăn sang trọng hơn. Và thế là hiệu ứng về hành vi tiêu xài theo cảm hứng ra đời.

Xem thêm:  2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết

Đây được xem là những dấu hiệu nhận biết đã mắc phải hiệu ứng Diderot. Theo đó, việc sở hữu một món đồ mới thường tạo ra tâm lý mua nhiều hơn, đam mê dẫn lối đi đến kết cục nguy hiểm là vòng xoáy mua sắm để phù hợp với cái mới mua tạo nên “ nhu cầu không đáy”.

15.Hiệu ứng Diderot

Ứng dụng Hiệu ứng Diderot

Hiệu ứng Diderot giúp chúng ta nhận thức được bản thân chỉ nên tập trung vào những thứ thực sự cần thiết, để làm được điều này chúng ta cần áp dụng các cách sau:

  • Đặt ra những chỉ tiêu cho bản thân để ngăn chặn việc vung tiền vô bổ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các quảng cáo từ online đến offline, ở các của hàng, trung tâm thương mại.
  • Mua các vật dụng phù hợp với hiện tại, mặc hết những quần áo đã mua
Xem thêm:  6 Gợi Ý Để Việc Viết Nhật Ký Thú Vị Hơn

Hiệu ứng nhắc nhở chúng ta rằng: Hãy là một người tiêu dùng thông minh, biết điểm dừng và biết đâu là đủ. Hãy tự mình kiểm lại xem bạn đã mắc phải hiệu ứng này chưa và tìm cách phù hợp để khắc phục bạn nhé!

Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *