3 Ứng Dụng Và 7 Cách Rèn Luyện Hiệu Quả Hiệu Ứng Lan Toả

Chia sẻ

Hiệu ứng lan tỏa còn được gọi với tên tiếng anh là Halo Effect, đây được hiểu là hiện tượng thiên vị trong nhận thức đối với một lĩnh vực nào đó, hay một người khi bạn nhìn nhận vào ưu điểm nhiều hơn. Và đồng thời nếu khi không thích một điều gì thì khăng khăng nhìn vào điểm xấu và không để ý tới những điểm tốt của đối tượng.

I. Mô tả Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Hiệu ứng này đã có lịch sử lâu đời trong ngành Marketing. Cụ thể là từ năm 1930, ông Michael Kulle đã sử dụng hiệu ứng này trong việc kinh doanh chuỗi siêu thị của mình, và đã có kết quả rất tốt.

Năm 1930, Michael Cullen xây dựng một chuỗi siêu thị mang tên “King Kullen”. Trong siêu thị King Kullen có 300 sản phẩm bán không có lợi nhuận, 300 sản phẩm chỉ lời “chút đỉnh”, và hơn 600 sản phẩm với lợi nhuận cao.

Dễ dàng đoán ra rằng 300 sản phẩm không có lợi nhuận là sản phẩm dùng để quảng cáo. Ta có thể thấy sản phẩm đại diện và sản phẩm mang lại lợi nhuận cho siêu thị là 2 khía cạnh khác nhau, không mâu thuẫn lẫn nhau.

Xem thêm:

Halo Effect được xem là hiện tượng tâm lí, đây cũng chính là cách con người ta lý giải cho những cái nhìn ấn tượng đầu tiên, và hiện tượng này có hiệu ứng lan tỏa rất lớn đối với mọi người.

Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

II. Ứng dụng Hiệu ứng lan tỏa (Halo Effect)

Một trong những ví dụ điển hình cho hiệu ứng là thành công của hãng Apple Computer. Cụ thể là vào năm 2005 thì apple đã dành tất cả để quảng cáo cho sản phẩm ipod của mình, nhằm đưa ipod đứng đầu thị trường thế giới. Và một điều chúng ta không thể ngờ tới đó là rất nhiều sản phẩm khác của hãng này đã có doanh thu tăng đột biến.

Cụ thể là: Máy nghe nhạc mang lại tới 39% tổng doanh thu cho toàn công ty, các loại máy tính của hãng cũng bán chạy bất ngờ, cùng nhiều sản phẩm khác của công ty. Mặc dù là những sản phẩm này không hề được đầu tư quảng cáo, marketing,… như sản phẩm ipod.

Apple Ứng Dụng Hiệu Ứng Lan Toả

Lý giải cho việc này đó là: Sự ấn tượng và yêu thích sản phẩm ipod đã khiến những người tiêu dùng tin tưởng những mặt hàng còn lại của hãng này.  Khiến doanh thu cũng như số lượng sản phẩm bán ra tăng đột biến. Đây chính là hiệu ứng halo Effect – hiệu ứng lan tỏa.

Xem thêm:  Hiệu Ứng Đóng Khung Tâm Lý (The Framing Effect)

Xem thêm:  “Sự Im Lặng Của Bầy Cừu” Sự Đáng Sợ Của Nhân Cách Bị Biến Đổi

Bên cạnh đó thì chúng ta cũng có thể lí giải hiện tượng này qua việc: Những công ty mỹ phẩm, các hãng thời trang nổi tiếng thường mời những người nổi tiếng có sức thu hút đối với công chúng về làm quảng cáo. Những người nổi tiếng đó đã khiến người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng sản phẩm hơn bình thường. Doanh thu của công ty sẽ tăng lên rất nhiều.

Nhờ vậy hiệu ứng này đã có hiệu quả khi sử dụng trong kinh doanh, buôn bán,… hiện nay. Sự vận dụng này mang lại rất nhiều kết quả tốt cho người thực hiện cũng như đơn vị thực hiện. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều sử dụng hiệu ứng lan tỏa như một chiến thuật kinh doanh bất bại của mình.

III. Lợi thế của Hiệu Ứng Lan Tỏa – Halo Effect

Nếu bạn đã có những cái nhìn tích cực về bạn từ ban đầu thì nhưng nhận định sau này sẽ có xu hướng nhìn về điểm tích cực trước đó. Giống như bạn mặc bộ đồ vest công sở, hay ăn mặc gọn gàng phong độ thường toát ra sự thành công.

Ở khía cạnh ngược lại, nếu một công ty mà làm lỡ làm ăn thua lỗ hay thất hẹn một vấn đề nào đó thì sẽ khó có được sự tin tưởng của đối tác trong những lần tiếp theo.

Khi bạn dành được càng nhiều sự chú ý và bàn tán tích cực thì sự lan tỏa tích cực đó sẽ càng xa hơn.

Nhà tâm lý học Edward Lee Thonrdike đã chỉ ra rằng các yếu tố: sắc đẹp, tiềm lực tài chính, độ nổi tiếng,… có tác động to lớn đến việc thay đổi nhận thức của con người, tạo ra những phán đoán sai lầm dựa trên những suy nghĩ chủ quan của bạn.

lợi ích của hiệu ứng halo

IV. Ứng dụng của Hiệu Ứng Lan Tỏa

1. Trong môi trường làm việc

Môi trường làm việc của bạn sẽ tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp, vì vậy hãy tạo ấn tượng tốt đối với họ trong công việc:

  • Hoàn thành nhiệm vụ được giao
  • Đi làm đúng giờ
  • Tạo ra hiệu quả trong công việc
  • Tạo ra giá trị cho công ty và đồng nghiệp
  • Giúp đỡ những người xung quanh
  • Lắng nghe, trở thành đồng đội tốt của họ
Xem thêm:  Thuyết giao thoa văn hóa The Cross-Cultural Perspective

Như thế bạn sẽ trở thành một người quan trọng đối với họ trọng môi trường làm việc cũng như đời sống. Và bạn có thể trở thành thần tượng để họ lan truyền những tích cực đối với người khác.

Xem thêm:

2. Trong Marketing

Sản phẩm của bạn tốt thì sẽ được phản ứng tích cực từ người tiêu dùng. Khi đó khách hàng sẽ có được sự tín nhiệm với sản phẩm và thương hiệu của bạn để giới thiệu cho bạn bè và người thân.

Từ đó, niềm tin về sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao và lan toả rộng rãi trong cộng đồng. Về sau, khi bạn cho ra đời thêm các sản phẩm khác, khách hàng vẫn sẽ tin dùng các sản phẩm của bạn vì trải nghiệm đến từ sản phẩm đầu tiên của bạn.

Hiệu Ứng Lan Toả Trong Marketing

Hầu hết các marketer luôn cố gắng hướng đến tối ưu hoá chi phí quảng cáo nhờ hiệu ứng lan toả, cũng như xây dựng và gia tăng giá trị, tài sản cho thương hiệu.

Xem thêm:

3. Trong cuộc sống hàng ngày

“Yêu nhau yêu cả đường đi/Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Đây chính là minh chứng sống cho việc hiệu ứng lan toả vẫn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

Nếu như bạn yêu hoặc có ấn tượng tốt đẹp với một ai đó, bạn sẽ mặc định những điều họ làm là tốt, những người xung quanh họ cũng là người tốt. Còn khi bạn ghét hoặc có ấn tượng xấu với người đó, bạn sẽ nhìn người đó dưới một góc độ tiêu cực hơn, cảm thấy họ làm gì cũng không đúng, không vừa mắt, cảm thấy những thứ xung quanh họ đều xấu.

Hay trong một nhóm bạn của bạn, có một người chăm chỉ và học giỏi, ba mẹ bạn sẽ rất an tâm khi cho phép bạn đi ra ngoài cùng người bạn đó. Vì bố mẹ bạn nghĩ người đó tốt, đi theo họ bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải mà không phải lo lắng bạn sẽ trở nên sa đoạ hơn.

Xem thêm:  10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Nam Giới Khó Nhận Ra Nhưng Lại Rất Quan Trọng

Vì vậy, hiệu ứng lan toả rất quan trọng, nó hình thành nên hình ảnh của bạn trong mắt gia đình và xã hội. Sưj uy tín của bạn trong đời sống và công việc.

V. Cách rèn luyện bản thân

Hiệu ứng lan toả rất cần thiết đối với mỗi cá nhân, chúng ta cần phải rèn luyện mỗi ngày để làm chủ được nó. Để tạo được tích cực trong Hiệu Ứng Halo, bạn cần phải:

  • Sống tích cực: luôn luôn tích cực hướng về phía trước mỗi ngày
  • Tạo ra được lợi ích cho cộng đồng, những người xung quanh.
  • Làm việc chăm chỉ, hiệu quả
  • Tạo ra giá trị trong công việc
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng
  • Kiểm soát được cảm xúc của mình, nhất là những cảm xúc tiêu cực để không truyền sự tiêu cực đến mọi người xung quanh.
  • Luôn suy nghĩ trước khi nói và hành động không chạm đến lợi ích của người khác.
  • ….

Dần dần bạn sẽ hiểu ra rằng, mỗi người sống trên đời có an yên, có hạnh phúc, vui vẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ của người đó. Nếu tâm tư họ không tốt thì cả thế giới dường như cũng ảm đạm, chẳng có chút ánh sáng nào. Trái lại, nếu họ luôn có những suy nghĩ tốt đẹp, tích cực thì cuộc đời liền sẽ khoáng đạt, trong sáng và tươi đẹp hơn nhiều.

Hiệu ứng lan toả chính là hiệu quả tốt nhất để lan truyền thương hiệu của bản thân. Vậy nên hãy cố gắng rèn luyện mỗi ngày để xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình.

Về Trang Chủ:  Tâm Lý Học Hiện Đại

 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *