Lý Giải Về Hành Vi Của Con Người
Cùng đi tìm hiểu những lý giải về hành vi dưới nhiều góc độ khác nhau trong thế giới tâm lý học hành vi con người để thấy khoa học hành vi thú vị ra sao nhé!
1. Hành vi là gì
Hành vi về cơ bản là hoạt động có hướng đích, do mong muốn đạt được một mục đính nào đó thúc đẩy. Nguyên nhân nằm ở chỗ mỗi cá nhân không phải lúc nào cũng hiểu biết một cách có ý thức mục đích.
Chắc chắn không chỉ một lần bạn từng tự hỏi bản thân: “Tại sao mình lại làm như thế” phải không? Lý do nằm ở chỗ tâm lý học hành vi con người không phải lúc nào cũng rõ ràng trong trí óc, và cái chúng cần là một “động cơ” nhất định.
“Động cơ” đóng vai trò thúc đẩy những hành vi nằm sâu trong tiềm thức, hoặc những nhu cầu gốc của hành vi, những thứ vốn có kết cấu phức tạp, nhiều lớp và lớn lao.
Đơn vị cơ sở của hành vi là hoạt động. Toàn bộ hành vi của con người là một chuỗi hành động, ví dụ: đi bộ, nói chuyện, ăn, ngủ, làm việc… Con người cũng có thể thực hiện nhiều hành động cùng một lúc như vừa lái xe vừa nghe nhạc/ nói chuyện điện thoại, vừa gõ văn bản vừa trả lời được nếu ai đó gọi bạn…
Quan trọng hơn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thay đổi hành động hoặc tổ hợp hành động và bắt đầu làm việc khác. Điều này đặt ra một câu hỏi: Tại sao chúng ta làm việc này chứ không làm việc khác?
Câu trả lời thỏa đáng nhất dựa trên nền tảng tâm lý học hành vi con người. Việc lựa chọn “động cơ” để thực hiện thực sự là một cơ chế tâm lý học phức tạp, logic và đã được đầu tư nghiên cứu nhiều năm qua.
Xem thêm:
- 6 Gợi Ý Để Việc Viết Nhật Ký Thú Vị Hơn
- Bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc đời
2. Các yếu tố tác động lên hành vi
a) Cấu trúc vật chất
Tất cả cấu trúc vật chất làm nên cơ thể chúng ta sẽ đóng góp cơ bản vào hành vi con người. Từ từ các khoáng chất vô cơ, các chất hữu cơ, các tế bào, gerne (đặc tính di truyền) nằm trong các tế bào ấy, đến các hệ thống đảm bảo sự vận hành trong cơ thể, như hệ thần kinh và các hệ thống khác như hệ tuần hoàn, tiêu hóa…
Chỉ cần thiếu hụt một trong những thành phần vật chất này, hành vi và ý thức của con người sẽ bị tác động đáng kể. Ví dụ, thức ăn của trẻ nhỏ thiếu sắt dẫn đến việc phát triển chậm trên mặt tâm lý.
b) Môi trường xung quanh
Tâm lý học hành vi con người có liên hệ chặt chẽ với thế giới xung quanh. Môi trường nơi ta đang sống gửi cho chúng ta vô số tín hiệu. Và trong số đó, có những tín hiệu được ý thức, nhưng cũng có những tín hiệu không được ý thức.
Những tác nhân môi trường hàng đầu ảnh hưởng đến hành vi gồm có sự giáo dục của nhà trường và gia đình, định chế xã hội, văn hóa, tôn giáo, khung cảnh nơi con người sinh ra và lớn lên…
Ví dụ về tác động của môi trường rất rõ rệt. Trẻ em lớn lên trong những khu ổ chuột có khả năng đi vào con đường tội phạm cao hơn trẻ em sinh sống trong môi trường được giáo dục cẩn thận.
Xem thêm: Sự Thật Về Giấc Ngủ Và Sở Hữu ‘Giấc Ngủ Thông Minh’
c) Trí tưởng tượng
Như đã bàn ở trên, hành vi của con người được thúc đẩy nhờ “động cơ”, và trí tưởng tượng là một loại “động cơ” được tự ý thức hoặc không tự ý thức.
d) Các hành vi đã qua
Tập hợp những hành vi trong quá khứ của một con người có khả năng quy định hành vi của người ấy trong hiện tại và tương lai. Nhiều trường hợp đã được chứng minh bởi các nhà tâm lý học hành vi con người, ví dụ như việc nói dối, sự nói dối các sự việc có liên quan đến nhau hay gia tăng tần suất nói dối đều bắt nguồn từ việc có hành vi nói dối vô hại.
e) Tâm thức
Tâm thức gồm ba phần: ý thức, tiềm thức và vô thức. Ý thức có thể được gắn liền với những gì đã nói ở trên. Ý thức có thể được sinh ra từ những phản ứng sinh học, trên chính cơ thể chúng ta (ví dụ, tâm lý tiền mãn kinh, trầm cảm sau khi sinh…).
Mặt khác, ý thức được ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc từ môi trường xung quanh. Nổi bật nhất, ý thức tâm lý hành vi của một người thường thể hiện qua khái niệm “trách nhiệm”.
Trách nhiệm có thể được quy ước bởi chính xã hội, nơi con người tồn tại và phát triển. Do đó, hành vi bị kiểm soát bởi xã hội và có xu hướng tuân theo những quy ước này.
Mặt khác, không chỉ bị ràng buộc bởi trách nhiệm quy ước, tự bản thân con người cũng áp đặt lên mình những trách nhiệm tâm lý và đạo lý quan sát được từ xung quanh. Có thể gọi đây là yếu tố “lương tâm” trong hành vi của con người.
Xem thêm: Bạn Hiểu Đến Đâu Về Nhân Cách Hành Vi?
3. Phát hiện và kiểm soát hành vi
Hành vi, hay đúng hơn là các chuỗi hành động, sẽ xảy ra hàng ngày, hàng giờ, để con người vận hành bộ não tư duy và xử lý các “động cơ” khác nhau. Chính vì vậy, tâm lý học hành vi con người rất quan tâm đến việc phát hiện và kiểm soát những hành vi khác thường.
Dựa vào các yếu tố tác động lên hành vi, các nhà khoa học có thể phát triển các loại dược phẩm để kiểm soát hành vi quá khích của con người hay giúp giải quyết các bệnh tâm lý như trầm cảm, tự kỷ…
Ngoài ra, phát hiện và kiểm soát hành vi còn là một trong những việc tự thân chúng ta nên nắm bắt và rèn luyện để tránh xảy ra những tình huống không như ý muốn trong cuộc sống.
Cuối cùng, chẳng ai là không thể không thừa nhận, tâm lý học hành vi con người quả thật vừa phức tạp nhưng cũng rất gần gũi, thiết thực!
Trở về trang: Tâm Lý Học Hiện Đại