10 Dấu Hiệu Quan Trọng Giúp Phụ Huynh Phát Hiện Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em
Trầm cảm là trạng thái buồn rầu sâu sắc, mất hứng thú với cuộc sống xung quanh. Ở một số người, thậm chí, trầm cảm còn kèm theo cả rối loạn nhận thức. Cũng có nhiều người tự làm tổn thương mình hoặc có ý định tự tử khi trầm cảm. Căn bệnh này không chỉ là xảy ra ở người trưởng thành, trầm cảm ở trẻ em cũng có thể xảy ra.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh phải có những kiến thức và biện pháp đúng đắn để giúp đỡ trẻ vượt qua triệu chứng của trầm cảm.
I. Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ en, nhưng sau đây là một số nguyên nhân chính:
1. Chất lượng quan hệ trong gia đình giảm.
Lúc này trẻ sẽ hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình. Ví dụ như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị, “Tại sao mẹ (cha) lại sống với em mà không sống với mình?”, “Mẹ vì mình nên phải ly dị với cha!”.
Ngoài ra, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người do đó thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ. (hellobacsi)
Xem thêm:
Lúc này trẻ sẽ hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình
2. Trải qua sự mất mát
Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, và trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi.
3. Bị bắt nạt
Trẻ bị bạn bè bắt nạt nhưng không thể nói với ai, cha mẹ không quam tâm hỏi han càng khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.
4. Áp lực học tập:
Cha mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi, thông minh nên đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều, khi trẻ không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, tức giận, có khi phạt trẻ. Đó chính là một trong những nguyên do gây ra chứng trầm cảm ở trẻ em.
Xem thêm: Trầm Cảm Sau Sinh “Giữa Tình Yêu Vô Biên Là Nỗi Buồn Sâu Thẳm”
Áp lực còn ở trong trường học, ví dụ giáo viên yêu cầu bé tả cây cau; nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học.
5. Thay đổi môi trường sống đột ngột:
Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường nhưng không cho bé biết. Trong trường hợp này bé sẽ cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên mới bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.
Đa phần thì cha mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.
6. Tiền căn bệnh của gia đình:
Cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.
II. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em
Theo nghiên cứu, sau đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có khả năng mắc bệnh trầm cảm
1. Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm
Trẻ hay khóc, nhất là khóc đêm và rối loạn trong giấc ngủ, giật mình nhiều lần. Trầm cảm tưởng như chỉ là bệnh của những người trưởng thành với những suy nghĩ và ưu tư về cuộc sống, thế nhưng, thực tế thì trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh này. Biểu hiện trầm cảm ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết bởi lúc này trẻ chưa biết biểu lộ cảm xúc. (dantri)
Xem thêm: 10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng
Thế nhưng, nếu chú ý quan sát, chúng ta cũng có thể nhận ra những bất thường như: trẻ hay khóc vào ban đêm, biếng ăn (thậm chí là bỏ bú), không thích trêu đùa, chậm phát triển vận động và nhận thức, hay gắt gỏng…
Bên cạnh những trẻ có phản ứng thường xuyên quấy khóc, còn có những trẻ gần như rơi vào trạng từ chối tiếp xúc với mọi người với các biểu hiện: không thích nô đùa, không nhận ra người thường xuyên chăm sóc…
Trẻ thay đổi thói quen bú mẹ: Bình thường là đến giờ đó bé đòi bú nhưng mấy bữa nay bé có dấu hiệu bỏ bú hay bú rất ít.
2. Chậm phát triển về nhận thức và hoạt động:
Thường hơn 1 tuổi bé sẽ biết nói, bò được nhưng nếu đến 2, 3 tuổi mà bé vẫn chưa có biểu hiện nào hết, đó cũng là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm.
3. Sự tập trung chú ý và trí nhớ của trẻ kém:
Một số trẻ hay quên những việc cần phải làm hay một nhiệm vụ nào đó. Cũng có thể chúng tỏ ra lơ đãng, chẳng còn quan tâm tới vấn đề gì.
4. Trẻ hay cáu gắt bất thường:
Trẻ dễ gắt gỏng, lúc nào cũng quàu quạu, và chúng thường che đậy nỗi chán chường với người lớn. Chẳng hạn như thay vì nói với bạn là trẻ cảm thấy buồn, trẻ có thể bỏ đi hoặc nói những lời nhấm nhẳng với bạn. Ha ytrước đây chúng rất dạn dĩ thì nay bỗng hay lo âu, sợ sệt hoặc ngại ngần.
Xem thêm: 12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị “Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ”
Quá trình điều trị trầm cảm ở trẻ em thường mất rất nhiều công sức, song hoàn toàn có thể điều trị được nếu gia đình tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài vấn đề này ra, bố mẹ cũng cần lưu ý: phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, ít nhất là trước mặt trẻ vì sự chán nản sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của các con và khiến việc chữa trị trở nên .(psy.com)
Về Trang Chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại