Giữa Tình Yêu Vô Biên Là Nỗi Buồn Sâu Thẳm
*Bài viết của Alissa Ambrose, phó giám đốc sáng tạo đa phương tiện của chuyên trang y tế StatNews tại Mỹ.
Chỉ vài tuần sau một trong những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời, thật khó cho tôi khi phải chấp nhận sự thật về một căn bệnh tâm thần đang lặng lẽ xâm chiếm bên trong cơ thể. Trước đó, tôi đã tự dặn lòng mình chỉ đang quá mệt mỏi và phóng đại các triệu chứng lên mà thôi. Nghĩ xem, nhiều người phụ nữ khác còn cảm thấy tồi tệ hơn nhiều.
Tôi tự trấn an mình như vậy, nhưng ngay cả khi việc đó có hiệu quả, lý trí của tôi vẫn bị xuyên thủng bởi những khoảnh khắc buồn bã đến không tưởng. Tôi yêu con mình nhiều hơn tất cả những gì từ ngữ có thể mô tả. Nhưng tôi lại mắc trầm cảm và rối loạn lo âu sau sinh.
Xem thêm:
- Trầm Cảm & Sự Thật Kinh Hoàng Phía Sau Nó
- Hội Chứng Rối Loạn Suy Nghĩ Do Trầm Cảm
- Rối Loạn Lưỡng Cực – Nguyên Nhân Chính Của Bệnh Trầm Cảm.
Cơn trầm cảm đã nhấn chìm tôi trước khi tôi vực dậy với sự hạnh phúc trở lại. Thật khó để đương đầu với những thực tế đó.
Với những người mắc trầm cảm sau sinh, lo lắng luôn là một người bạn đồng hành. Có một số thời điểm đặc biệt trong ngày mà cơn lo lắng sẽ nổi dậy.
Ví dụ như tôi hay bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng mình không có đủ sữa cho con, lúc vào phòng “dành cho những bà mẹ” ở văn phòng để hút sữa, và trong cả lúc soạn thảo một email công việc.
Trên đường đi làm mỗi ngày, tôi nhớ lại khoảng thời gian 9 tháng con đã đi cùng mình trên chính chuyến tàu này. Và giờ, cảm giác không có con trên mình giống như vừa bị cắt mất một phần cơ thể, phần cơ thế đó chỉ được gắn lại mỗi đêm khi tôi trở về nhà.
Nhưng vào ban đêm, khi nhìn con ngủ trong chiếc nôi bên cạnh, não tôi cứ giật liên hồi vả rồi không thể ngủ được.
Những cảm xúc được tôi chia sẻ trên một nhóm trực tuyến dành cho các bà mẹ. Trong vòng vài giờ, tôi nhận được tới hơn 20 phản hồi. Một người lạ đã viết đó là “trầm cảm chức năng cao”, thuật ngữ lần đầu tiên tôi nghe thấy.
Xem thêm:“Sức Khỏe Tâm Thần” Nỗi Ám Ảnh Của Người Trẻ Tuổi.
Một chuyên gia sức khỏe tâm thần trong nhóm viết cô thường xuyên thấy bệnh nhân của mình tự hạ thấp tình trạng thực sự mà họ đang gặp phải và chịu đựng – nói rằng bản thân đó cũng là một triệu chứng. Những người khác cũng chia sẻ họ đều có một cuộc xung đột tương tự điều mà tôi đang cảm thấy – cuộc xung đột giữa việc làm một người mẹ đầy tình yêu thương với sự lạc lõng ngay trong chính thiên chức đó.
Sau cùng, tôi cũng được bạn bè kể nghe những cảm xúc giống vậy của họ. Từ tất cả những kinh nghiệm này, tôi nhận ra một sự thật khác: Trầm cảm sau sinh khá phổ biến và nhiều bà mẹ sợ nói về nó.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trầm cảm và rối loạn lo âu ảnh hưởng đến khoảng 15% phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng thường thấy bao gồm tâm trạng chán nản, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, cảm giác tội lỗi, thấy bản thân không có giá trị và thậm chí có ý định tự hại bản thân mình.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng tới phụ nữ sau sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm bao gồm: kiệt sức về mặt thể lực, những căng thẳng cuộc sống và thiếu những sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội.
Trung thực với bản thân mà nói, tiền sử sức khỏe cá nhân của tôi khiến tôi rơi vào nhóm nguy cơ cao, và các nữ hộ sinh ở bệnh viện đã phải giám sát tôi rất chặt chẽ cả trước và sau sinh. Tôi đã làm bài kiểm tra Thang Trầm cảm Hậu sản Edinburgh (Edinburgh Postnatal Depression Scale) hai lần, nhưng không có dấu hiệu mắc trầm cảm.
(Thang Trầm cảm Hậu sản Edinburgh gồm 10 câu hỏi về các cảm giác buồn bã, lo lắng, hoảng loạn và sợ hãi, cũng như hỏi xem họ có khóc thường xuyên không, có vấn đề về giấc ngủ hay có ý nghĩ tự làm hại mình không. Sau khi sàng lọc, những người có điểm bằng hoặc trên 10 (thang 30 điểm) được xem là có nguy cơ trầm cảm, có điểm bằng hoặc hơn 13 điểm thường được xem là có nguy cơ trầm cảm nặng).
Lần thứ ba, tôi thực hiện lại bài kiểm tra là gần 4 tháng sau khi sinh, và đúng là không thể thoát khỏi định mệnh, kết quả đã thay đổi. Cảm giác kiệt sức và ngây ngất mơ hồ khi trở thành một người mẹ đã phải nhường chỗ cho nỗi lo lắng và tụt cảm xúc liên tục.
Xem thêm:Hội Chứng Mặc Cảm Ngoại Hình Quasimodo
Tôi cảm thấy lúc nào mĩnh cũng lo lắng. Và có khoảng thời gian đêm nào tôi cũng phải bật khóc.
Sự lo lắng đã tiến thêm một bước để nghiền nát tôi khi tôi nhận ra mình phải gánh vác cả trách nhiệm tài chính và lèo lái gia đình; rằng tôi có một sự nghiệp mà mình không muốn làm hỏng; và một điều đơn giản nữa là nhiều lúc tôi nhớ con – đứa trẻ mà tôi yêu thương một cách tuyệt vọng và cảm thấy vô cùng may mắn khi có được.
Đôi khi tôi cảm thấy giống như có vài người nữa đang sống chung trong thể xác của mình. Nhớ lại một ngày thứ bảy, chồng tôi và tôi đã dành cả buổi sáng cho gia đình và bạn bè. Chúng tôi đã có một bữa ăn trưa và trò chuyện vui vẻ.
Nhưng chỉ vài giờ sau – tôi cảm thấy tinh thần mình kiệt quệ đến mức không thể suy nghĩ và làm bất cứ việc gì – tôi bị tê liệt giữa 2 sự lựa chọn rằng giờ mình nên làm một bữa tối đơn giản hay chuẩn bị bồn tắm cho con gái.
Sau đó, đột nhiên từ đâu một ý nghĩ xuất hiện, tôi nghĩ rằng cả gia đình mình sẽ tốt hơn nếu không có tôi, rằng tôi đang làm hại chính con của mình. Suy nghĩ ám ảnh cho đến đêm. Phải tới sáng hôm sau thức dậy, tôi mới phần nào cảm thấy ổn hơn.
Những bà mẹ mắc trầm cảm sau sinh thường không muốn hoặc muốn cũng không được giúp đỡ. Trong số những phụ nữ phải đối mặt với trầm cảm sau sinh, chỉ có khoảng 15% tiếp cận được một điều trị.
Xem thêm:
- Social Anti Disorder- Sự Ám Ảnh Về Mặt Xã Hội
- (Hawthorne Effect)- Hiệu Ứng Thay Đổi Hành Vi Con Người
Tôi đã hỏi bác sĩ Lisa Hollier, hiệu trưởng trường Cao đẳng Sản phụ khoa Mỹ, tại sao con số lại thấp đến vậy? Bà nói với tôi rằng một trong những rào cản lớn nhất là xã hội đang thiếu những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hiệu quả.
Điều này tôi hiểu.
Tôi đã hẹn được một chuyên gia tư vấn tâm lý, nhưng đó là kết quả của hàng tuần gọi điện qua lại, phải sắp xếp một buổi sáng nghỉ việc và tìm người trông con. Nó cũng đòi hỏi ý chí để tôi tự đi từ nhà đến bệnh viện, cách 2 giờ lái xe.
Tôi có nhiều lợi thế so với những người phụ nữ khác – ví dụ như được chăm sóc trước khi và sau sinh tốt, 12 tuần nghỉ có lương và sự hỗ trợ từ gia đình. Tôi cũng có thể linh hoạt làm việc ở nhà khi cần thiết. Tôi có bảo hiểm y tế loại tốt. Tôi sống ở một thành phố với một số bệnh viện tốt nhất trên thế giới. Thế mà, tôi vẫn còn phải tìm kiếm thêm sự trợ giúp vì đôi khi cảm thấy mình không thể vượt qua nổi.
Ở thời điểm viết bài này, con tôi đã được 6 tháng tuổi. Tôi thì mới chỉ vừa bước ra khỏi được màn sương mù với sự giúp đỡ của một số loại thuốc, được nghỉ ngơi tốt hơn, và may là có nhiều nhà trẻ trong vùng cho phép tôi dành nhiều thời gian hơn với con gái.
Tôi thấy may mắn vì những thay đổi đơn giản này đã giúp mọi chuyện khá hơn. Tôi sẽ sớm có cuộc hẹn đầu tiên với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, mà tôi mong đợi có thể gắn bó lâu dài. Đó là kết quả của hàng tháng trời tìm kiếm một bệnh viện chấp nhận bảo hiểm y tế của tôi và chấp nhận một khách hàng mới.
Xem thêm: (Hawthorne Effect)- Hiệu Ứng Thay Đổi Hành Vi Con Người
Có em bé là một trải nghiệm mang cả những mặt rất bình thường và những mặt cực kỳ sốc. Bây giờ là lúc bạn biết rằng tình yêu thương vô hạn và nỗi buồn sâu thẳm nhất có khả năng – và thường – sẽ đến cùng một lúc.
Sinh con gây ra những nỗi đau đớn, vượt ra khỏi những nỗi đau thể xác trong những giờ, hoặc những ngày vượt cạn. Vậy mà nhiều người phụ nữ vẫn bị bỏ lại với những vết sẹo trên cơ thể và cả trong tinh thần của họ, cũng như những lo lắng và niềm vui đi kèm với thiên chức làm mẹ.
Tôi đã thúc đẩy bản thân mình thừa nhận cảm xúc và tình trạng của mình với bạn bè và gia đình, thay vì che giấu nó. Thường thì phụ nữ sẽ muốn nói ra câu chuyện và cuộc đấu tranh của mình. Nhưng vẫn còn đó những kỳ thị xung quanh vấn đề này – và bản thân sự xấu hổ có thể khiến chúng tôi im lặng.
Theo Statnew
Về Trang Chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại