Major Depressive Disorder- Hội Chứng Rối Loạn Suy Nghĩ Do Trầm Cảm

Chia sẻ

Trong số các Hội Chứng tâm lý thì Hội chứng trầm cảm-Major Depressive Disorder được xem là nguy hiểm và dễ gặp phải nhất. Đây là Căn bệnh xảy ra do bộ não của chúng ta hoạt động bị rối loạn tạo nên các biến đổi khác biệt trong suy nghĩ lẫn hành vi. Lứa tuổi phổ biến dễ mắc phải hội chứng này là từ 18-45 tuổi và phụ nữ được đánh giá là có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao nhất.

Giới thiệu về Hội chứng trầm cảm – Major Depressive Disorder:

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO chỉ ra: Hội chứng trầm cảm-Major Depressive Disorder  mỗi năm đã cướp đi khoảng 850.000 người trên Thế giới và cho đến năm 2000 hội chứng đã được xếp hạng thứ 2 thuộc căn bệnh phổ biến toàn cầu. Điều đáng sợ của Hội chứng trầm cảm là bệnh nhân không thể kiểm soát được cảm xúc, họ luôn “bị ép” phải nghĩ đến những thứ tiêu cực và mang cảm giác buồn chán mỗi ngày, đặc biệt là khi ở một mình.

Xem thêm:

Hầu hết tất cả chúng ta khi đối mặt với cuộc sống quá căng thẳng, áp lực sẽ dễ dẫn đến stress, lo âu kéo dài đây cũng có thể xem là mầm mống của Hội chứng trầm cảm nếu bạn không nhanh chóng loại bỏ những thứ tiêu cực đang phá hủy não bộ ngay.

Xem thêm:  Hiệu ứng Pratfall

Hội chứng trầm cảm

Mô tả chi tiết.

Những biểu hiện của Hội chứng trầm cảm thường thiên về cảm xúc lâu dần sẽ dẫn đến những cơn đau về mặt cơ thể. Hấu hết bệnh nhân luôn cảm thấy buồn bực, cáu gắt, không muốn nói chuyện hoặc tiếp xúc với mọi người, không còn cảm thấy những ham muốn cá nhân, cuộc sống trở nên vô vị… Lâu dần người bệnh có thể sẽ cảm thấy buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, đau vai gáy thậm chí là khó thở, tức ngực (triệu chứng khá giống với bệnh tim mạch).

Hội chứng trầm cảm

Xem thêm: Hiệu Ứng Đóng Khung Tâm Lý (The Framing Effect)

Cách điều trị Hội chứng trầm cảm.

Hội chứng trầm cảm được điều trị tốt với sự góp sức của bác sĩ tâm lý và đặc biệt là người thân. Nếu bạn chỉ có một mình thì quá trình điều trị sẽ không tốt và bệnh tình có chiều hướng khó kiểm soát hơn. Nhiều trường hợp Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc để kiểm soát tâm lý và hệ thần kinh.

Hội chứng trầm cảm có thể gây tử vong và dẫn đến tỉ lệ tự sát ngày một cao. Do đó chúng ta không đường xem chừng căn bệnh này. Nếu có bất cứ dấu hiệu căng thẳng, stress kéo dài cần sự can thiệp của Bác Sĩ tâm lý hoặc các biện pháp giải tỏa stress hợp lý và lành mạnh. Hãy cố gắng tham gia các hội nhóm thiện nguyện hoặc công ích xã hội. Chúng sẽ giúp bạn tìm ra ý nghĩa và trân trọng giá trị của bản thân nhiều hơn.

Xem thêm:  12 Cách Để Bạn Xoa Dịu Cơn Tức Giận

Xem thêm: Hiệu Ứng Chim Mồi – Và Cái Bẫy Dành Cho Ban

Về Trang Chủ:  Tâm Lý Học Hiện Đại 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *