Tâm Lý Trẻ Nhỏ – 5 yếu tố quan trọng của Lễ Thiếu Nhi 1 tháng 6
Từ lâu, ngày 1 tháng 6 (1/6) hay còn gọi là Quốc Tế Thiếu Nhi hoặc Lễ Thiếu Nhi hàng năm đã là ngày hội trẻ em cả nước được vui chơi và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa. Vậy các bậc cha mẹ đã bao giờ tìm hiểu ngày Quốc Tế Thiếu Nhi này có những ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý trẻ nhỏ hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc này.
A. Ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế thiếu nhi để từ đó phần nào hiểu được ảnh hưởng của nó lên tâm lý trẻ.
Nhằm khuyến khích các nước trên thế giới quan tâm nhiều hơn và đảm bảo quyền lợi của trẻ em, Liên Hiệp Quốc đã đề xuất ngày Quốc tế thiếu nhi và mỗi quốc gia được tự tổ chức ngày thiếu nhi của riêng mình.
Việt Nam đã chọn ngày 1/6 hằng năm là ngày Quốc tế thiếu nhi. Đây cũng là ngày bắt đầu của kì nghỉ hè của học sinh. Đồng thời, ngày Lễ thiếu nhi cũng là ngày nhắc nhở tất cả mọi người phải luôn chăm sóc và bảo vệ trẻ em tốt hơn. Vì đây là thế hệ tương lai của cả nhân loại.
B. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ
1. Yếu tố động lực
Thông thường, vào ngày Quốc tế thiếu nhi, trẻ sẽ được ba mẹ hay người thân dẫn đi chơi. Qua nhiều năm, nó trở thành thói quen và in sâu trong tiềm thức của trẻ. Điều đó sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy háo hức và trông đợi đến ngày này để được vui chơi cùng bố mẹ và bạn bè.
Thêm vào đó, nó còn là động lực giúp trẻ thực hiện những mục tiêu đã đặt ra từ đầu năm học. Vì trẻ sẽ nghĩ là nếu mình ngoan và đạt thành tích tốt thì bố mẹ sẽ có phần thưởng lớn hơn hoặc những ước nguyện sẽ thành hiện thực. Đây có thể xem là tác dụng của hiệu ứng mỏ neo mà ngày 1/6 có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
2. Yếu tố quan tâm
Nếu bố mẹ thể hiện nhiều hơn sự quan tâm, đặc biệt là sự lắng nghe, thì trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn. Bởi vì, trẻ cũng có nhiều bất mãn và thắc mắc trong cuộc sống nên khi được nói và lắng nghe, tâm lý của trẻ sẽ được giải tỏa và thấy thoải mái hơn. Khi sự quan tâm được duy trì thời gian dài còn giúp trẻ học được cách ổn định cảm xúc.
Ngày 1/6 còn mang ý nghĩa là lời nhắc nhở tất cả mọi người luôn chăm sóc và bảo vệ trẻ em tốt hơn, về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, vào ngày này trẻ thường cảm nhận được nhiều sự quan tâm hơn so với những ngày còn lại. Nhờ vậy, thúc đẩy sự gắn kết trong mối quan hệ gia đình.
3. Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ. Khu vui chơi trẻ em, công viên, siêu thị là một trong những địa điểm bố mẹ thường dẫn trẻ đến vui chơi vào dịp Lễ Thiếu Nhi. Tại đây, trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc và giao tiếp với nhiều trẻ em và người lớn khác.
Khi trẻ có cơ hội giao tiếp nhiều, trẻ sẽ không cảm thấy cô đơn và xác định được nhu cầu cảm xúc, tư tưởng. Nhờ đó, giúp hạn chế mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm và rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ.
4. Yếu tố hoạt động thể chất và tinh thần
Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý và nhân cách cá nhân của mỗi đứa trẻ. Vào ngày Lễ Thiếu Nhi 1/6, trẻ thường được tham gia nhiều hoạt động vui chơi như các trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ được tổ chức tại địa phương hoặc các địa điểm vui chơi dành cho trẻ em. Thông qua các hoạt động này, trẻ vừa được vui chơi vừa được vận động phù hợp.
Hai hình thức vận động này là vận động thô và vận động tinh. Chúng vừa giúp trẻ phát triển về mặt thể chất và tinh thần. Nhờ đó, trẻ được giải tỏa cảm xúc cũng như rèn luyện tâm lý một cách tự nhiên và hiệu quả.
5. Yếu tố văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia có cách tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi riêng phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của mỗi nước. Đồng thời, sự phát triển tâm lý của một đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành có thể bị khống chế bởi nền văn hóa mà nó tiếp xúc.
Do đó, nếu điều kiện, hoàn cảnh kinh tế và tiến bộ xã hội có sự khác biệt, thì có thể tạo nên trình độ khác nhau của trẻ em khác nhau trên thế giới và giữa các vùng trong cùng một đất nước.
Sự khác biệt của các nền văn hóa ấy tạo ra sự khác biệt tâm lý giữa trẻ với nhau. Sống ở cùng một nền văn hoá như nhau mỗi đứa trẻ cũng khác nhau bởi vì mỗi đứa trẻ tiếp nhận nền văn hóa ấy theo cách riêng của mình.
C. Điều gì sẽ xảy ra khi cha mẹ và mọi người bỏ qua ngày Quốc tế thiếu nhi của trẻ?
Nếu cha mẹ bỏ qua ngày 1/6 một thời gian dài, thì thể chất và tâm lý, ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển kém, vận động chậm và tính tình không bình thường, luôn cáu gắt, cục cằn… Vì Quốc tế thiếu nhi không chỉ là dịp để trẻ vui chơi giải trí mà còn là dịp để cha mẹ và mọi người nhắc nhở nhau quan tâm, chăm sóc và bảo vệ trẻ nhiều hơn.
Đặc biệt là khi trông thấy những đứa trẻ khác được vui chơi vào ngày quốc tế thiếu nhi, trẻ sẽ càng cảm thấy cô đơn và mặc cảm. Trẻ sẽ bắt đầu làm những hành vi chống đối, nổi loạn để thu hút sự chú ý của người lớn. Lâu dần, nếu vẫn không nhận được sự quan tâm, trẻ sẽ hình thành tâm lý hụt hẫng, tự ti và lạnh nhạt trong mối quan hệ với những người xung quanh, thậm chí là trầm cảm.
Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 không những là một ngày hội dành cho trẻ em vui chơi mà còn là lời nhắc nhở dành cho mọi người cần phải luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ cho thế hệ tương lai.