5 Bí quyết kiềm chế cảm xúc hiệu quả bất ngờ

Chia sẻ

Để kiềm chế được cảm xúc của mình thì điều đầu tiên bạn cần rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình. Những bí quyết kiềm chế cảm xúc dưới đây đã được rất nhiều người áp dụng và thành công, cùng Tâm Lý Học Hiện Đại tham khảo và học hỏi qua bài viết dưới đây.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc chỉ có lợi mà không có hại

1. Suy nghĩ cách giải quyết vấn đề

Khi bạn quá để tâm tới nguyên nhân cũng như vấn đề mình đang gặp phải thì chỉ tạo ra những cảm xúc tiêu cực gây cản trở cho chính suy nghĩ lạc quan của chính mình. Hãy thay đổi, nghĩ về hướng giải quyết vấn đề để cải thiện chính bản thân mình và người xung quanh. Tập trung tìm cách để xử lí vấn đề còn tồn đọng, rút kinh nghiệm cho lần sau mới là giải pháp tốt nhất cho bạn.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề mới là chìa khóa của thành công

Những người tích cực họ không tập trung vào vấn đề mà chỉ đi tìm giải pháp. Đây cũng là bí quyết kiềm chế cảm xúc được những người thành công áp dụng.

Xem thêm:

2. Không có gì là hoàn hảo

Trong mọi vấn đề cuộc sống, nếu bạn chỉ nghĩ tới sự hoàn hảo thì sẽ luôn thấy nặng nề, thấy mình chưa hoàn thành, thấy bản thân kém cỏi và thất bại dù bạn đã đạt được mức độ vượt trội. Thay vì cứ chạy theo sự hoàn hảo trong mơ tại sao bạn không suy nghĩ khác đi. Không có gì là hoàn hảo cả mà chỉ có những điều được nỗ lực tốt nhất, cố gắng nhất.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Vẻ đẹp đến từ sự không hoàn hảo

Vì vậy hãy làm mọi thứ bằng tất cả khả năng, không quan trọng kết quả ra sao vì bạn đã nỗ lực hết mình. Khi suy nghĩ như vậy, bản thân bạn cũng sẽ thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Xem thêm:  Bạn Biết Gì Về Người Hướng Nội ?

3. Suy nghĩ tích cực

Việc suy nghĩ tích cực là điều cần thiết trong cuộc sống thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Hãy cố gắng hướng bản thân vào những điểm tích cực, nhìn về mặt tốt, nhìn về tương lai để thấy thoải mái, nhẹ nhàng và gặp được những may mắn trong cuộc sống.

Chẳng hạn khi bạn không  may bị ngã đau. Nếu là người tiêu cực thì sẽ nghĩ rằng “ Nay mình đen thế, chưa gì đã vấp ngã rồi.” Với người luôn tích cực, họ có thể suy nghĩ lạc quan “ May quá, mới ngã nhẹ, không bị chảy máu hay gãy tay chân.”

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Người suy nghĩ tích cực có thể kiềm chế cảm xúc tốt hơn

Vẫn biết rằng trong một số tình huống không mong muốn thì việc giữ cho bản thân có suy nghĩ tích cực, đi ra khỏi những cảm nghĩ tiêu cực, kiềm chế cảm xúc khó chịu, bực bội hay thất vọng  không dễ dàng. Nhưng chỉ cần bạn thực sự nỗ lực thì  chắc chắn sẽ làm được. Bạn có thể rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc bằng cách nói ra miệng về suy nghĩ hướng tích cực và chỉ nghĩ về nó mà thôi hoặc có thể viết ra để nhìn thật lâu.

Xem thêm:

Xem thêm:  Tại sao con người lại thích đi đường tắt? 2 mặt lợi và 4 mặt hại của nó

4. Đừng bao giờ đặt câu hỏi : “ Nếu mà ..”

Chắc chắn sẽ có những thời điểm bạn tự đặt ra những câu hỏi chẳng hạn như “ Nếu mình không làm như thế thì liệu việc đó có xảy ra?”,  “Mình làm việc đó tốt hơn thì có thể kết quả khác trước không nhỉ…” hay “ Giá như mình không làm thế, giá như mình làm thế này…”. Những câu hỏi này sẽ vô hình chung khiến cho tâm trạng của bạn thêm lo lắng, khó chịu, stress từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và sinh hoạt.

Chính vì vậy hãy suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện bất kì việc nào, suy nghĩ tới kết quả hoặc cách đối mặt cuối cùng hơn là nghĩ tới mấy câu hỏi dạng tiếc nuối.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Đừng để bản thân phải đặt câu hỏi “giá như…”

5. Viết ra giấy những điều mình nghĩ

Viết ra giấy những suy nghĩ, những cảm xúc bất chợt hoặc khi khó chịu, giận hờn…sẽ là cách để giải tỏa căng thẳng. Giống như việc bạn nói chuyện, bày tỏ với ai đó, trút được hết tâm sự và lòng thấy nhẹ nhàng hơn.

Bí quyết kiềm chế cảm xúc

Viết ra giấy suy nghĩ của mình cũng là bí quyết kiềm chế cảm xúc hiệu quả

Những khi nóng giận, rất khó kiểm soát được suy nghĩ và hành động vì thế mà đôi khi gây ra những sai lầm đáng tiếc. Việc sử dụng giấy và bút ghi ra những cảm xúc thực sẽ giảm bớt được sự khó chịu trong lòng, tránh thời gian bạn có thể vì một phút bồng bột, một lúc không kiểm soát được hành động sai.

Xem thêm:  5 Lợi Ích Của Việc Vẽ Tranh Trong Cuộc Sống

Sau đó, khi đọc lại, những khi bình tĩnh bản thân bạn sẽ nhận ra được mình nên xử lí như thế nào, rút kinh nghiệm cho lần sau. Bạn có thể tập hợp những lần viết ra giấy thành một cuốn số tay hay nhật kí, sổ ghi cảm xúc….Mỗi lần bạn có thể đọc và tự mình điều chỉnh hành động, tự rút ra những bài học từ đó dần dần hình thành nên kỹ năng kiềm chế cảm xúc.

Để có thể kiềm chế cảm xúc của bản thân đòi hỏi bạn cần phải học tập và rèn luyện vì đây là một kĩ năng mà không phải ai sinh ra cũng có. Nhưng thường thì chúng ta lại để cảm xúc trôi qua, thậm chí để cảm xúc đó gây ra hậu quả và rồi thấy hối tiếc. Chính vì thế, hãy học cách kiềm chế cảm xúc, tham khảo những bí quyết kiềm chế cảm xúc trên để không phải nuối tiếc, không phải nói những câu “giá mà..”

Quay lại trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ