Tâm lý con trai tuổi 13 có những điều gì cần lưu ý?
Theo sự phát triển bình thường của con người, giai đoạn độ tuổi từ 13-18 có thể nói là 1 trong những giai đoạn có nhiều biến động nhất, lý do là trẻ có nhiều sự biến động về tâm sinh lý. Sự thay đổi lớn về cơ thể cũng như về mặt tâm sinh lý là sự góp phần biến đổi nhiều hơn ở giai đoạn sau. Vậy, bố mẹ cần lưu ý gì về tâm lý con trai tuổi 13?
1. Con trai cần không gian riêng.
Tâm lý con trai tuổi 13 thời điểm này là muốn khẳng định bản thân, trẻ đang trong giai đoạn tìm ra cái tôi riêng của bản thân mình, cho nên sự kiểm soát của cha mẹ như liên tục gọi điện thoại/ nhắn tin hỏi thăm liệu con đang ở đâu/ mấy giờ về nhà/ đang đi cùng ai? So sánh con với người này/ người kia, bảo vệ con quá so với việc bình thường cần thiết… Nó khiến con trai cảm thấy chúng không có không gian riêng tư, bị thấy bó buộc quá về gia đình.
Nếu điều này liên tục xảy ra trong thời gian quá dài, với tần suất lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể khiến các bạn trai cảm thấy không được tôn trọng cảm xúc cá nhân và xảy ra 1 số hành vi chống đối hoặc bộc lộ cảm xúc bực bội/khó chịu.
Xem thêm:
- Diễn Biến Tâm Lý Con Trai Tuổi 25
- Tâm Lý Con Trai Tuổi 23 Sẽ Như Thế Nào?
- Tâm Lý Con Trai Tuổi 18 Và 5 Điều Cần Ghi Nhớ
2. Con trai tuổi 13 mong muốn được khám phá không gian/thế giới bên ngoài.
Độ tuổi này, tâm lý con trai tuổi 13 luôn có khao khát được khám phá và tìm hiểu sâu hơn về thế giới bên ngoài, những kiến thức bên ngoài còn quá nhiều thứ mới lạ và hấp dẫn. Ở giai đoạn này, trẻ lại rất muốn khẳng định và tìm cái tôi riêng của bản thân mình cho nên đối với một số trường hợp nhất định, trẻ lại muốn tự tìm tòi và khám phá điều mới mẻ ấy bằng chính sức mạnh của bản thân mình.
Điều này kích thích sự tò mò hiếu kì của trẻ và cũng là một điều trợ giúp trẻ trong giai đoạn tìm ra nét đặc trưng cái tôi trong tâm lý con trai tuổi 13. Vì thế, đối với một số hành động của cha mẹ như quá quan tâm hay chỉ dẫn đường/hướng cho con… lại trái ngược với những gì mà trẻ mong muốn thì có thể xảy ra mâu thuẫn/bất đồng.
Trẻ có thể coi hành động ấy của cha mẹ là sự kiểm soát quá đáng và không cam chịu trước sự sắp đặt ấy mà không hiểu rằng cha mẹ chỉ muốn quan tâm và mong muốn sự tốt nhất cho con mà thôi. Điều này có thể gây ra sự căng thẳng trong gia đình khi mà trẻ luôn cố gắng chứng tỏ rằng hướng suy nghĩ của mình là đúng đắn.
Điều cần làm ở đây là mặc dù cha mẹ có thể nghĩ rằng hướng đi của cha mẹ là sẽ dễ dàng và hợp lí nhất nhưng cha mẹ cũng nên tôn trọng ý kiến của con trai, coi con là 1 thành viên gia đình có thể tự do đưa ra những ý kiến của mình cũng như dần có quyền quyết định 1 số thứ trong cuộc đời mình.
Xem thêm:
- Tâm Lý Con Trai Khi Im Lặng Sẽ Như Thế Nào
- Đàn Ông Khi Yêu Sẽ Như Thế Nào?
- 15 Phép Ứng Xử Đàn Ông Cần Biết
Việc cha mẹ lắng nghe và coi trọng suy nghĩ cá nhân con trau có thể khiến cho con cảm thấy cảm kích và biết ơn cha mẹ hơn. Lúc này những sự phân tích từ phía cha mẹ có thể khiến tâm lý con trai tuổi 13 tiếp nhận và lắng nghe hơn là sự ép buộc ban đầu. Điều này mang lại sự có lợi cho cả đôi bên.
3. Con trai tuổi 13 muốn tìm kiếm bản sắc cá nhân/ mong muốn được thừa nhận.
Giai đoạn này, tâm lý con trai tuổi 13 đang khao khát tìm kiếm bản sắc cá nhân, nét đặc trưng của bản thân mình, điều mà làm mình khác biệt với những người khác. Bản sắc cá nhân được hiểu là trả lời những câu hỏi liên quan như sau: “Tôi là ai? Tôi làm gì trong cuộc sống này? Tôi muốn gì?”
Chính vì trong giai đoạn này,con trai luôn băn khoăn và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó, nên sự thay đổi hành vi là điều có thể hiểu được. Có 1 số trường hợp vì muốn tìm tòi bản sắc cá nhân của mình mà tham gia vào những hội nhóm xấu hay có những hành vi bất thường ví dụ như đánh nhau, hút thuốc, uống rượu bia,… thì cha mẹ có thể từ từ khuyên giải và thật nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu, không nên quá gay gắt và chỉ trích trẻ vì nếu làm vậy có thể khiến trẻ càng có hành vi trái ngược lại với lời cha mẹ nói.
Xem thêm:
- Nỗi Lòng & Diễn Biến Tâm Lý Con Trai Khi Bị Từ Chối
- Hiểu Về Tâm Lý Chàng Trai Sống Nội Tâm
- Hiểu Tâm Lý Con Trai, Khó Hay Dễ?
4. Cần làm gì khi có con trai đến độ tuổi 13?
Trong tâm lý con trai tuổi 13, có hàng loạt vấn đề quan trọng mà cha mẹ phải nói cho con mình biết một cách nghiêm túc.
Trước hết, phải lưu ý cho con biết là các cậu đang ở thời kỳ mà một người đàn ông nào cũng phải trải qua. Đó là thời kỳ con người bất ổn định về mặt tâm lý, đôi lúc buồn vu vơ, lúc khác lại có thể rất vui vì một chuyện riêng của mình, hay nổi cáu. Cần phải tỉnh táo trước những đặc tính trên.
Chàng trai đang lớn đó phải tâm niệm rằng: “Thì ra mình đang ở tuổi dậy thì. Mình phải khắc phục tình trạng tâm lý bất ổn định, phải tự làm chủ bản thân một cách sáng suốt nhất”. Tâm lý con trai tuổi 13 lúc này không phải là một triệu chứng bệnh lý. Nếu cả cha mẹ và con trai đang lớn đều ý thức sâu sắc được điều đó, hiểu biết những quy luật tâm lý đó thì họ sẽ tạo ra được một sự cảm thông, hợp tác tinh tế và lý thú trong gia đình.
Vào lứa tuổi này, sự gắn kết giữa bố mẹ và con đã trở nên lỏng lẻo hơn. Tâm lý con trai tuổi 13 sẽ cảm thấy lúng túng hoặc xấu hổ khi bố mẹ thể hiện tình cảm với mình như trước đây: ôm hôn, vuốt tóc, bẹo má….
Trong giai đoạn này, cha mẹ cần giành nhiều thời gian quan tâm tới con trai hơn. Nếu như trước đó, cậu chưa say mê hoặc chưa tham gia một hoạt động thể thao nào thì cha mẹ nên giúp cậu tìm được một hình thức hoạt động lý thú nào đó để sử dụng cho hết thời gian rỗi rãi.
Cần ủng hộ những sở thích của cậu, dù chỉ là những sở thích nhất thời; vì thực ra ở tuổi ấy, nhiều cậu cũng chưa biết mình thích cái gì, sau này sẽ làm gì. Đây cũng chính là lúc cha mẹ cần tạo điều kiện cho con thể nghiệm hướng nghiệp. Những hoạt động phong phú, lý thú, có phần khó nhọc và các hoạt động thể thao nói chung sẽ làm giảm bớt trạng thái bứt rứt của tuổi dậy thì.
Quay lại trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại