Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm

Chia sẻ

Nếu có ai đó thân thiết với bạn đang phải khổ sở vì căn bệnh trầm cảm, không chỉ người đó cảm thấy mệt mỏi, rối bời và buồn bã mà chính bạn cũng vậy. Bạn ước gì có thể giúp người đó, hãy chắc chắn là bạn sẽ có lời khuyên và hành động phù hợp. Cho dù người đó có vẻ như không lắng nghe bạn, nhưng thật ra họ cũng đang rất cố gắng.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách chăm sóc người bệnh trầm cảm, những lời khuyên sau đây là dành cho bạn.

1. Giúp cho người trầm cảm có suy nghĩ tích cực

Bước đầu tiên để chăm sóc một người bệnh trầm cảm là hiểu được tình trạng và những triệu chứng của họ, để bạn có thể biết chính xác những gì họ đang trải qua. Tất cả những điều bạn có thể làm là nói chuyện với người đó về những điều bạn nhận thấy và quan tâm. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ và có lẽ bạn nên tìm đến chuyên gia để được trợ giúp. (theo suckhoedoisong)

Xem thêm:

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 1

Bạn phải thể hiện rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ và có lẽ bạn nên tìm đến chuyên gia để được trợ giúp

2. Hạn chế người bệnh tiếp xúc các thiết bị công nghệ, mạng xã hội

Nhiều trường hợp người mắc chứng trầm cảm thường xuyên tách mình khỏi thế giới bên ngoài, chìm vào những thiết bị công nghệ và mạng xã hội. Chính vì vậy, tìm ra phương án có thể hạn chế người bệnh tiếp xúc với các thiết bị trên là vô cùng cần thiết.

Hãy dành thật nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự cùng họ. Khuyến khích họ tìm ra sở thích mới, thú vui riêng cho bản thân.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 2

Hạn chế người bệnh tiếp xúc với các thiết bị trên là vô cùng cần thiết.

3. Đảm bảo chế sinh hoạt điều độ

Trong các bữa ăn hàng ngày, nên cho người bị trầm cảm ăn nhiều thực phẩm chức canxi và axit amin cao như: cá, tôm, thị gà, thị bò… và các thực phẩm chế biến từ đậu nành. Tránh cho người bệnh uống các loại nước có chứa chất kích thích, hạn chế tối đa đường.

Xem thêm:10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý

Xem thêm:  Trầm cảm là gì? - Nguyên nhân & 16 dấu hiệu bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng và nguy hiểm

Lưu ý rằng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày nên theo chỉ dẫn của bác sỹ vì thuốc trị trầm cảm có thể kiêng 1 vài thức ăn. (theo webmd)

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 3

Hãy đảm bảo họ được ngủ đủ giấc, sinh hoạt theo đúng đồng hồ sinh học. Đó là một cách hiệu quả để giảm các triệu chứng u buồn liên quan đến trầm cảm.

4. Khuyến khích người bệnh nói chuyện chia sẻ

Hãy dành thật nhiều thời giân và thường xuyên nói chuyện tự nhiên với người bệnh. Đặc biệt nên tránh xung đột. Lưu ý là người bị trầm cảm phải chịu đựng nhiều vấn đề cảm xúc và đang trong trạng thái dễ bị tổn thương. Dù bạn cần phải kiên quyết nhưng lúc ban đầu đừng nên quá nặng nề.

Đừng bắt đầu bằng câu: “Bạn đã mắc bệnh trầm cảm. Chúng ta sẽ giải quyết nó như thế nào đây?”. Thay vì vậy, hãy nói: “Gần đây, mình nhận thấy bạn có vẻ buồn bã. Chắc bạn đang gặp chuyện gì đó phải không?”.

Xem thêm: 12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị “Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ”

Đôi khi phải mất một lúc để người khác mở lòng, vì vậy nên cho họ thời gian họ cần. Chỉ cần cố gắng đừng để người đó lảng tránh cuộc nói chuyện. Cố gắng tạo lập niểm tin với người bệnh.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 4

Hãy dành thật nhiều thời giân và thường xuyên nói chuyện tự nhiên với người bệnh.

5. Nên biết những gì không nên nói trước người bệnh

Không bao giờ nói với ai đó đang bị trầm cảm những câu như “hãy cố gắng tự thoát khỏi/vượt qua nó” hay “bạn đang làm quá vấn đề thôi”. Bởi vì căn bệnh này cũng giống những căn bệnh hiểm nghèo khác, không ai có thể tự mình thoát khỏi căn bệnh trầm cảm này, vì vậy họ cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Cụ thể hơn, cần lựa chọn từ ngữ sao cho người bệnh cảm nhận được sự quan tâm đúng mực, được quan tâm, được lắng nghe, được ủng hộ, được tôn trọng. Bệnh nhân trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập mình, do đó cần kiên trì và nhẫn nại động viên họ chia sẻ cảm xúc của mình. Cách nói chuyện cần gần gũi, đơn giản, sao cho bệnh nhân có thể dễ dàng trả lời mà không cảm thấy bức bối và áp lực.

Xem thêm: Nguyên Nhân & 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Của Vợ Mà Chồng Cần Biết

Ngoài ra, căn bệnh này đi kèm với sự mặc cảm, tội lỗi và khiến bản thân người bệnh trở nên vô dụng, vì thế những câu như “bạn đang làm quá vấn đề” chỉ khiến cho người bệnh càng ngày càng nặng hơn đấy!

Xem thêm:  Nguyên Nhân & 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Của Vợ Mà Chồng Cần Biết

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 5

Cần lựa chọn từ ngữ sao cho người bệnh cảm nhận được sự quan tâm đúng mực, được quan tâm, được lắng nghe, được ủng hộ,tôn trọng.

6. Khuyến khích người bệnh hoạt động thể chất

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, trầm cảm, không chỉ mang lại năng lượng mà còn giúp cho chúng ta tránh được những rủi ro. Một cuộc đi dạo nhẹ nhàng khiến tâm trí có thể tịnh tâm là một ý kiến không tồi. (theo vnexpress)

Nhưng trong trường hợp người bệnh không muốn luyện tập, hãy chấp nhận điều đó và hẹn vào một ngày khác. Đừng bắt ép những thứ mà người bệnh trầm cảm không muốn làm.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 6

Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, trầm cảm.

7. Động viên người bệnh tới gặp chuyên gia

Người bị trầm cảm có thể có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, thậm chí tin rằng trường hợp của mình là vô vọng và không thể cứu chữa, từ đó chối bỏ sự quan tâm của mọi người. Bạn có thể bắt đầu bằng cách trò chuyện với người bệnh để giúp họ hiểu rằng trầm cảm là có thể chữa được, và kiên nhẫn và khéo léo động viên họ tới gặp chuyên gia.

Xem thêm:Nạn Trầm Cảm, Thách Thức Mới Của Nhân Loại

Cần hiểu rằng trầm cảm là một căn bệnh có quá trình điều trị phức tạp và khác nhau đối với từng người. Không phải liệu pháp nào cũng có thể phát huy tác dụng ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể giúp người bệnh tìm chuyên gia tâm lý và sắp xếp, đưa đón người bệnh tới các buổi tư vấn.

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 7

Bạn có thể giúp người bệnh tìm chuyên gia tâm lý và sắp xếp, đưa đón người bệnh tới các buổi tư vấn.

Hãy giúp đỡ người bệnh trầm cảm trong quá trình tư vấn. Bạn có thể động viên và giúp đỡ, cùng người bệnh liệt kê những dấu hiệu, triệu chứng để chuyên gia có cái nhìn tốt hơn về trường hợp của họ, chẳng hạn bằng cách tạo hai bảng danh sách, một của chính người bệnh, và một của bạn trong vai trò người quan sát.

8. Lưu ý đặc biệt nếu người bệnh có dấu hiệu muốn tự tử

Tỉ lệ tự sát ở người mắc bệnh trầm cảm là rất cao, khi người bệnh lâm vào trạng thái tuyệt vọng và cảm thấy chết là cách giải quyết khủng hoảng duy nhất mà họ có. Cần lưu ý rằng trầm cảm khiến bệnh nhân có suy nghĩ không tỉnh táo theo cách thông thường, và dù họ có muốn tự tử đi chăng nữa thì lý do đằng sau cũng chỉ là họ muốn thoát khỏi trạng thái suy sụp mà trầm cảm gây ra.

Xem thêm:  Bạn biết gì về thuyết nhận thức?

Tự tử ít khi là một hành động bộc phát, mà thường là một tiến trình âm thầm diễn ra trong một vài ngày cho tới một vài tháng. Hầu hết những người từng tử tự đều có những dấu hiệu cho thấy ý định của họ, cần hiểu rằng khi nghĩ đến tự tử, họ đang cần được giúp đỡ hơn bao giờ hết. 

Xem thêm:Rối Loạn Lưỡng Cực – Nguyên Nhân Chính Của Bệnh Trầm Cảm.

Khi nhận ra những dấu hiệu cho thấy người bệnh có ý định tự tử, bạn cần tìm cách nói chuyện với họ sớm nhất có thể. Cần thẳng thắn đặt vấn đề và chăm chú lắng nghe vấn đề của họ, tuyệt đối không được đưa ra phán xét hay phản đối, sao cho họ cảm nhận được sự quan tâm và giúp họ hiểu rằng bạn cảm nhận được nỗi đau của họ. (theo dantri)

Lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị trầm cảm 8

Nếu người bệnh đã lên kế hoạch tử tự cụ thể thì cần khéo léo tìm hiểu (họ định tự tử khi nào, bằng phương thức gì) và can thiệp khẩn cấp mà không làm họ khủng hoảng và đẩy nhanh quá trình tự sát của mình

Nếu người bệnh từ chối nói chuyện, im lặng, hoặc nổi giận thì cũng cần kiên nhẫn cho họ biết rằng họ không đơn độc và không phải chịu đựng một mình. Tuyệt đối không để người đang có ý định tự tử ở một mình. Nếu có thể, cất toàn bộ những đồ vật nguy hiểm như dao, dây thừng, thuốc,… tránh xa tầm mắt của họ. Giữ bí mật và chỉ chia sẻ ý định tự tử của họ với chuyên gia tâm lý.

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *