Hiệu Ứng Phân Nhóm ( Clustering)


Nguồn gốc về Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering)

Hiệu ứng Phân nhóm, tên tiếng Anh là Clustering, được MacQueen phát hiện vào năm 1967. Trong não bộ con người, khoảng trống để ghi nhớ nhiều dữ liệu rất có hạn. Thông thường, đa số con người chỉ có thể ghi nhớ 7 thông tin khác nhau ( có thể ít hoặc nhiều hơn 2 thông tin) tại 1 thời điểm nhất định. Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering) là cách con người gộp những thông tin liên quan lại thành một nhóm để dễ dàng cho việc ghi nhớ thông tin.

Xem thêm :

Nội dung của Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering)

Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering) có 2 phương pháp dùng để phân nhóm dữ liệu, đó là: Phân nhóm theo thứ bậc ( Hierarchical Clustering) và Phân nhóm không theo thứ bậc ( Nonhierarchical Clustering).

Phân nhóm theo thứ bậc ( Hierarchical Clustering) được thực hiện theo 2 hướng tích tụ (Agglomerative) hoặc phân chia ( Divisive).

Phân nhóm theo thứ bậc tích tụ là gom những thông riêng lẽ lại với nhau thành một nhóm thông tin duy nhất có liên quan.

Xem thêm : Tâm Lý Học Hành Vi Tác Động Đến Con Người Như Thế Nào ?

Phân nhóm thông tin theo thứ bậc phân chia là phân nhóm bắt đầu từ một nhóm thông tin duy nhất thành các nhóm nhỏ riêng biệt cho đến khi mỗi thông tin là một nhóm riêng.

Xem thêm:  4 bí mật trong thế giới của người hướng nội

Phân nhóm không theo thứ bậc ( Nonhierarchical Clustering) còn được gọi là phân nhóm K-means, có 3 phương pháp để thực hiện việc phân nhóm là phân nhóm bắt đầu tuần tự ( Sequential Threshold), phân nhóm bắt đầu song song ( Parallel Threshold), phân nhóm phân chia tối ưu ( Optimizing Partitioning).

Phân nhóm bắt đầu tuần tự bắt đầu từ việc chọn một cụm thông tin trước, sau đó, các cụm thông khác có điểm tương đồng sẽ được gộp vào cụm này.

Phân nhóm bắt đầu song song được thực hiện tương tự như phân nhóm bắt đầu tuần tự nhưng việc chọn cụm một cụm thông tin và gộp các cụm lại với nhau được tiến hành song song.

Phân nhóm phân chia tối ưu khác với 2 cách phân nhóm trên điểm: Các cụm thông tin sau khi được gộp vào một cụm thông tin nào đó vẫn có thể được gộp vào cụm thông tin khác nếu như việc đó thỏa mãn về tiêu chuẩn tối ưu đồng bộ của dữ liệu.

Phân nhóm (clustering)

Ứng dụng Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering)

Hiệu ứng Phân nhóm ( Clustering) được ứng dụng vào rất nhiều hoạt động và lĩnh vực trong cuộc sống.

Khi đi siêu thị, thay vì nhớ những mặt hàng riêng lẻ như cà phê, bột giặt, nước rửa chén, thịt, cá… thì bạn sẽ xếp chúng vào những nhóm như Đồ uống, Gia vị, Thức ăn, Hàng gia dụng…

Khi thiết kế một website về ẩm thực, bạn có thể phân những thông tin hay nội dung có liên quan với nhau thành một nhóm, ví dụ: phân nhóm theo tên tác giả, phân nhóm theo khu vực ẩm thực…

Xem thêm:  Bệnh Rối Loạn Cưỡng Chế (Obsessive-compulsive disorder – OCD)

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *