Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả

Chia sẻ

 

Đối với giới nghệ sĩ, việc thường xuyên biểu diễn trước hàng ngàn người đòi hỏi họ cần có đủ sự can đảm cũng như động lực vượt qua giới hạn. Trong đó, thái độ và phản ứng của khán giả có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thành công của vai diễn. Điều này chính là hiệu ứng tâm lý bắt nguồn từ những thập kỷ trước: Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả.

Xem thêm:

Giới thiệu về hiệu ứng tâm lý

Đây là hiện tượng đã được nghiên cứu từ cách đây khá lâu, từ những năm 1930. Giới chuyên môn hồi đó đã nhận định và đưa ra quan điểm xoay quanh việc phản ứng của khán giả sẽ tác động đến màn trình diễn của các nghệ sĩ. Rất nhiều cuộc thử nghiệm đã diễn ra để kiểm nghiệm và cho ra kết quả chính xác nhất.

Đến năm 1965, nhà tâm lý học Robert Zajonc đưa ra giả thiết rằng hiệu ứng khán giả có thể được giải thích bằng thuyết động lực. Nghĩa là yếu tố quyết định việc thái độ khán giả ảnh hưởng đến người biểu diễn theo tác động tiêu cực hay tích cực sẽ phụ thuộc vào độ khó dễ của màn trình diễn ấy.

Xem thêm:  3 người giáo viên mà ai cũng muốn gặp trong đời

Xem thêm: “Alice ở Xứ sở thần tiên” Căn Bệnh Ám Ảnh Cuộc Sống Của Bạn

Cụ thể, bản thân người diễn cảm thấy tự tin hay tự ti, lo lắng về màn trình diễn của mình là sự quyết định trực tiếp đến sự thành bại. Bên cạnh đó, hiệu ứng khán giả là yếu tố tác động gián tiếp, thông qua sự tác động lên người biểu diễn mà dẫn tới ảnh hưởng đến kết quả màn trình diễn.

13.Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả

Nội dung cụ thể của Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả

Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả nói đến sự ảnh hưởng của khán giả lên những nghệ sĩ, những người trình diễn trên sân khấu. Qua các cuộc kiểm nghiệm, nghiên cứu, ảnh hưởng này được đưa ra trong hai trường hợp:

Một số người nhận được tác động tích cực, cảm thấy tự tin, thậm chí là hạnh phúc khi được khán giả ủng hộ nhiệt liệt. Từ đó sẽ có thêm động lực để trình diễn hoàn hảo các tiết mục.

Ngược lại, một số người sẽ cảm thấy áp lực khi có quá nhiều người tập trung chú ý vào màn trình diễn của mình, dễ lúng túng và để xảy ra sơ sót trong quá trình diễn.

Xem thêm: Hội (GAD) – Rối Loạn Lo Âu Toàn Thể

Thực chất, đây là hiệu ứng tâm lý thường gặp ở con người. Chủ yếu dựa trên thái độ của chính người biểu diễn. Nếu tin tưởng vào năng lực bản thân thì sự cuồng nhiệt của khán giả sẽ tiếp thêm năng lượng, gia tăng động lực. Ngược lại, bản thân đã tự ti lo lắng thì sự cuồng nhiệt ấy sẽ càng khiến nghệ sĩ mất bình tĩnh hơn.

Xem thêm:  12 Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Trị "Rối Loạn Lo Âu Ám Ảnh Sợ"

Ứng dụng

Thuyết tâm lý này được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật, đem đến hiệu quả cao hơn sau mỗi màn trình diễn. Hầu hết, đối với người nghệ sĩ ngày nay, sự ủng hộ của khán giả là động lực to lớn giúp họ cháy hết mình trên mỗi sân khấu, đem tới màn trình diễn ấn tượng vượt xa mong đợi.

Thuyết động lực và hiệu ứng khán giả là một hiệu ứng tâm lý thú vị, góp ích rất nhiều trong cuộc sống của con người.

Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *