Thuyết giao thoa văn hóa The Cross-Cultural Perspective
Thuyết giao thoa văn hóa the Cross-Cultural Perspective là học thuyết được biết đến rộng rãi trong khoảng cuối thập niên 90. Đây là học thuyết tâm lý nghiên cứu hành vi con người từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Xem thêm:
- Hiệu Ứng Paradox of Choice-Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn
- Hiệu Ứng Body Negative-Sự Tự Ti Về Cơ Thể Con Người.
- Hiệu Ứng Đóng Khung Tâm Lý (The Framing Effect)
Giới thiệu về thuyết giao thoa văn hóa
Thuật ngữ “giao thoa văn hóa xuất hiện đầu tiên trong những năm 1930. Ban đầu thuật ngữ đề cập để những nghiên cứu, so sánh dựa vào những số liệu về văn hóa, sự tương tác văn hóa.
Đến những năm cuối 1980, 1990, thuật ngữ “giao thoa văn hóa để trở nên thịnh hành, được nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu. Thuyết giao thoa văn hóa từ đó cũng ra đời. Ở thuyết đa văn hóa the Cross-Cultural Perspective đề cập để sự trao đổi văn hóa bên ngoài đường biên giới của dân tộc, có ảnh hưởng sâu rộng ra toàn thế giới.
Thuyết giao thoa văn hóa chứng minh, làm rõ được cách thức mà mỗi nền văn hóa khác nhau tác động, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động, hành vi của chúng ta. Sự khác biệt về văn hóa sẽ khiến con người có suy nghĩ, hành vi khác nhau. Thuyết giao thoa văn hóa còn chứng minh rằng văn hóa có thể bị ảnh hưởng lẫn nhau, tức là nền văn hóa này có thể ảnh hưởng đến nền văn hóa khác theo nhiều cách.
Xem thêm: Bạn Có Phải Là Người Thông Minh Về Cảm Xúc ?
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự khác biệt hành vi ở các xã hội khác nhau. Trong những nơi có nền văn hóa xem trọng tính cá nhân, người ta thường ít cố gắng phát triển khi đang ở trong tập thể. Còn đối với nền văn hóa tập thể, người ta thường sẽ nỗ lực hơn khi đang ở tập thể. Nếu đặt họ vào một tập thể, họ sẽ bị ảnh hưởng hành vi, tính cách của nhau.
Ứng dụng của thuyết giao thoa văn hóa
Thuyết giao thoa văn hóa xuất hiện chứng minh sự khác nhau của các hành vi của con người ở các nền văn hóa khác nhau. Từ đó, việc đưa ra phương hướng kích thích sự phát triển của con người. Sự giao thoa văn hóa sẽ kích thích những con người ở nền văn hóa khác nhau thay đổi, hòa nhập, tiếp thu những điều mới hơn. Chính vì thế, thuyết này được áp dụng để xác định hướng đi của giáo dục, của việc sáng tạo, kinh doanh.
Xem thêm: Hiệu Ứng Ám Ảnh Về Mất Mát ( loss aversion)
Áp dụng thuyết giao thoa văn hóa vào tâm lý học, con người sẽ phát triển theo nhiều hướng khác nhau, theo các nền văn hóa đối lập với bản chất của họ. Học thuyết giao thoa văn hóa the Cross-Cultural Perspective này còn sẽ chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong nhiều năm tiếp theo nữa. Học thuyết sẽ định hướng được cách phát triển tâm lý, hành vi con người theo hướng đa dạng hơn.
Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI