Hội Chứng Savant: “Bệnh Nan Y” Của Các Thiên Tài
Hội chứng Savant mang đến những khả năng đặc biệt như chơi nhạc cụ hay thần sầu, vẽ bản đồ cực kỳ chính xác hay tính toán nhanh như chớp. Thế nhưng, các “thiên tài” này cũng gặp rất nhiều khó khăn mà bạn không thể nào ngờ đến!
Những người mắc hội chứng Savant có thể giải toán trong nháy mắt
Những người mắc hội chứng Savant có thể giải toán trong nháy mắt, ghi nhớ số điện thoại dễ dàng, vẽ rất đẹp… Chẳng ai ngờ rằng đằng sau ánh hào quang của các thiên tài lại có những góc tối u ám mà người bình thường không hề hay biết.
1. Hội chứng Savant là gì?
Thật ra, hội chứng Savant không phải là một rối loạn tâm thần hay bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ra những tác động rất lớn tới cuộc sống hàng ngày. Rất ít người biết đến hội chứng hiếm gặp này, thế nên những người có trí thông minh đặc biệt hoặc khả năng ấn tượng thường được gọi là “thiên tài”.
Người mắc hội chứng Savant có các khả năng lạ thường và độc đáo ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống. Một số khả năng người mắc hội chứng Savant thường sở hữu là:
• Trí nhớ cực kỳ tốt: Một số người mắc hội chứng có thể nhớ toàn bộ các số điện thoại trong sổ danh bạ, từng câu thoại trong sách hay lịch trình xe buýt… rất rõ.
• Tính toán nhanh: Người mắc hội chứng có thể làm tính nhân, tính căn bậc hai, giải các phương trình phức tạp hay đếm rất nhanh.
• Tính nhẩm lịch: Đây là khả năng nói chính xác một ngày nào đó rơi vào thứ mấy trong tuần. Ví dụ, người mắc hội chứng có thể nói chính xác ngày 17/12/1996 rơi vào thứ Ba hay ngày 18/09/2020 rơi vào thứ Sáu mà không cần xem lịch.
• Khả năng nghệ thuật: Người mắc hội chứng Savant thường có khả năng chơi nhiều nhạc cụ và có thể chơi lại một bản nhạc sau khi nghe chỉ một lần. Rất nhiều người mắc hội chứng Savant có thể vẽ hay điêu khắc rất tốt. Một số người còn có thể vẽ bản đồ của cả một thành phố.
• Khả năng ngôn ngữ: Tuy đây là một khả năng hiếm gặp nhưng cũng có những người mắc hội chứng Savant có thể viết và dịch 15 – 20 ngôn ngữ cũng như có khả năng làm thơ.
Mỗi người mắc hội chứng Savant có thể chỉ có một kỹ năng duy nhất hay phát triển nhiều kỹ năng cùng lúc. Những kỹ năng này thường liên quan tới bán cầu não phải, bán cầu liên quan đến nghệ thuật, thực tế và rõ ràng. Người mắc hội chứng Savant có thể phát triển khả năng của mình rất tốt nếu biết cách tiếp cận đúng đắn về mặt tâm lý.
Hình chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) và chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) não bệnh nhân cho thấy bán cầu não phải hoặc bán cầu não trái của có sự thiếu hụt. Não của bệnh nhân cũng thường không chia thành hai bán cầu như người bình thường.
Theo một khảo sát, hiện có khoảng 67 triệu bệnh nhân mắc hội chứng Savant trên thế giới.
Theo một khảo sát, hiện có khoảng 67 triệu bệnh nhân mắc hội chứng Savant trên thế giới.
2. Các bệnh liên quan đến hội chứng Savant
Người mắc hội chứng Savant cũng có thể mắc các chứng liên quan sau.
• Hội chứng Asperger: Những người mắc hội chứng Asperger thường có vấn đề với việc xây dựng mối quan hệ và xác định cảm xúc.
• Hội chứng Rett: Hội chứng này ảnh hưởng đến các kỹ năng vận động của người mắc.
• Tự kỷ: Rối loạn này ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và xã hội. Bệnh nhân có các hành vi lặp đi lặp lại hoặc có vấn đề trong việc giao tiếp.
• Hội chứng Heller: Hội chứng này còn được gọi rối loạn tự kỷ thoái hóa. Bệnh nhân thường có những cơn co giật và khả năng trí tuệ không phát triển.
Trẻ mắc hội chứng “thiên tài” cũng thường mắc một số rối loạn phát triển khác ngoài các chứng kể trên.
Xem thêm: Hormone Serotonin & Hội Chứng Serotonin Tác Động Lên Cơ Thể Người
3. Nguyên nhân gây hội chứng savant
Chứng Savant có thể do các rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn phổ tự kỷ hoặc cũng có thể do chấn thương não. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến của hội chứng Savant:
• Di truyền: Phần lớn những người mắc hội chứng Savant là do di truyền.
• Chấn thương: Các bệnh thoái hóa hoặc chấn thương đầu cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Một số chuyên gia cho rằng các biến chứng trẻ gặp khi mới chào đời sẽ dẫn đến hội chứng Savant.
• Hormone: Nội tiết tố nam testosterone được cho là làm tăng tốc độ phát triển hội chứng ở trẻ sơ sinh. Hormone này cũng ức chế sản xuất hormone oxytocin, một hormone giúp bạn thích nghi với xã hội. Hơn nữa, người ta cho rằng các tế bào thần kinh đột biến cũng chịu trách nhiệm cho hội chứng này.
Bệnh động kinh hay sa sút trí tuệ cũng có thể dẫn đến hội chứng Savant. Các chuyên gia cũng cho rằng nam giới dễ mắc hội chứng này hơn vì nhiễm sắc thể X ở nam giới làm tăng nguy cơ gây hội chứng.
Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của hội chứng này vẫn chưa rõ ràng. Đôi khi, hội chứng này có thể được phát hiện khi người bệnh còn nhỏ nhưng cũng có trường hợp tới lớn mới phát hiện bệnh.
4. Yếu tố nguy cơ của hội chứng Savant
Di truyền là nguyên nhân chính gây hội chứng Savant nên những ai có các bệnh tâm lý do di truyền thường có nguy cơ cao. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh
- Có giới tính là nam
- Đã từng phải hồi sức sau sinh
- Cân nặng khi sinh dưới 2.500g
- Có người thân mắc hội chứng Asperger
- Từng bị sinh non (thời kỳ mang thai <35 tuần)
- Được sinh khi cha mẹ đã lớn tuổi (Cha trên 49 và mẹ trên 40)
- Có môi trường sống không thuận lợi dẫn đến đột biến gen và thiếu vitamin D
5. Triệu chứng hội chứng Savant
Một trong các dấu hiệu hội chứng Savant – Rối loạn ngôn ngữ
Những người mắc hội chứng Savant có nhiều triệu chứng có thể quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể quan sát các triệu chứng của hội chứng Savant như:
– Rối loạn ngôn ngữ
– Không đủ tự tin để giao tiếp bằng mắt
– Có một số cách chuyển động nhất định
– Kém phát triển về thể chất và tinh thần
– Thường ít nói và hay thu mình vào thế giới riêng
– Có những thay đổi bất thường ở các phần khác nhau của não
– Trí thông minh kém nhưng lại rất giỏi ở một kỹ năng nào đó
– Gặp khó khăn trong việc hòa nhập với mọi người cũng như thể hiện suy nghĩ bản thân
Hơn nữa, những người mắc hội chứng “thiên tài” cũng thường gặp vấn đề trong các hoạt động bình thường như mặc quần áo, ăn uống, truyền đạt suy nghĩ, mua sắm…
Người mắc hội chứng Savant thường gặp khó khăn trong giao tiếp và hòa nhâp xã hội, gây ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày.
Hội chứng Savant có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và dẫn đến trầm cảm, cô đơn cũng như các vấn đề khác. Trẻ phải đối mặt với những khó khăn khi tham gia vào xã hội và thậm chí còn có suy nghĩ tự tử.
Xem thêm: Hội chứng ảo tưởng Capgras
6. Chẩn đoán hội chứng Savant
Hội chứng Savant này không phải bệnh và cho đến nay vẫn chưa được chẩn đoán. Tuy nhiên, những rối loạn chức năng não đi kèm hội chứng này đã được chẩn đoán. Bệnh tự kỷ là một trong những rối loạn đi kèm thường được chẩn đoán.
Người mắc hội chứng nay cũng cần làm các xét nghiệm cần thiết khác như CT, MRI, xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và chụp não.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đánh giá chỉ số EQ, IQ và một số chỉ số khác của người mắc. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán khác cũng được sử dụng trong những trường hợp nghiêm trọng hơn.
7. Cách điều trị hội chứng Savant
Không có cách điều trị đặc biệt cho hội chứng này và các loại thuốc chữa bệnh cũng không hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khoa học hiện đại có thể làm giảm ảnh hưởng của hội chứng Savant.
Hiện có một số cách có thể cải thiện chứng chậm phát triển tâm thần và mức IQ thấp ở người mắc hội chứng Savant. Một chương trình giáo dục đặc biệt và trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp người mắc hội chứng có cuộc sống bình thường hơn.
Nếu con mắc hội chứng Savant, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với các nhà trị liệu để cải thiện tình hình. Để các bé hòa nhập với xã hội hơn, ba mẹ hãy đưa bé đến những nơi mới lạ và giúp bé gặp gỡ nhiều bạn hơn. Điều này sẽ giúp bé trò chuyện thoải mái, duy trì cuộc sống bình thường cũng như học các kỹ năng và khả năng mới.
Thường người mắc hội chứng Savant không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, một số trẻ mắc hội chứng Savant có các vấn đề trong quá trình phát triển rất cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Người mắc hội chứng Savant cần có sự hỗ trợ để vượt qua chứng tự kỷ và tự tin hơn vào bản thân.
Những người mắc hội chứng Savant tuy có khả năng rất đặc biệt ở một số lĩnh vực nhưng lại gặp khó khăn khi tương tác xã hội và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Nếu ở bên cạnh một “thiên tài” như vậy, bạn hãy giúp người ấy hòa nhập với cuộc sống bình thường nhé.
HELLO BACSI
Về chuyên mục: Triệu chứng và hội chứng tâm lý