Chia sẻ 4 cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con hiệu quả
Chắc hẳn trong quá trình nuôi dạy con cái của mình, ông bà, bố mẹ nào cũng từng cáu giận. Đôi khi vì con quá nghịch, vì con ương bướng thậm chí chỉ vì con không chịu ăn, không chịu nghe lời…và sẵn những khó chịu và áp lực từ cuộc sống.
Cơn giận có thể để lại những lời nói vô tình, những hành động bạo lực cho con trẻ. Khi nóng giận thì sẽ chẳng thể giúp con hiểu được điều hay lẽ phải mà ngược lại còn làm cho con cái sợ, chán nản và lì hơn. Cùng học cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con qua bài viết dưới đây để trở thành những ông bố, bà mẹ mẫu mực.
1. Cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con – Pha loãng cơn nóng giận
Nóng giận sẽ gây tổn hại tới sức khỏe của chính chúng ta. Khi nóng giận, chất adrenalin và catecholamine được giải phóng nhiều hơn sẽ làm tăng huyết áp, đau đầu, đổ mồ hôi, tim đập nhanh… Khi adrenalin được giải phóng quá nhiều nó sẽ làm mờ các lớp não khiến chúng ta có xu hướng hành động theo bản năng hơn là lí trí.
Uống nước hoặc trà để bình tĩnh cũng là cách kiếm chế cảm xúc khi dạy con khá hiệu quả
Khi cha mẹ nóng giận với con có thể làm vỡ đồ đạc, quát mắng, thậm chí là đánh con trẻ. Những hành động này sẽ làm cho bé bị tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Do đó, cần thiết phải học cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con.
Các chuyên gia khuyên bạn nên pha loãng cơn giận bằng cách uống một ly nước lọc thật chậm, bấm huyệt hợp cốc trên bàn tay để bình tĩnh hơn hoặc ăn một thứ gì đó khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Quan trọng hơn đó là bản thân chúng ta cần phải hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, luật nhân quả. Hãy sống đơn giản hơn, từ bỏ những tiêu chuẩn quá cao, nghĩ về những gì sẽ nhận lại trong tương lai nếu như chúng ta làm tổn thương con cái bây giờ, đọc nhiều sách về xử lí nóng giận…
Xem thêm:
- 6 Quyển Sách Dạy Kiềm Chế Cảm Xúc
- Cảm Xúc Nào Của Con Người Tiêu Cực Nhất?
- Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp rất quan trọng để tiến tới thành công
2. Đặt mình vào địa vị của chính con trẻ
Đôi khi bậc cha mẹ đã nhìn nhận vấn đề từ góc độ của chính người lớn, của người làm cha mẹ mà quên đi con còn nhỏ, con cũng có những mong muốn, có những sở thích và quyền lợi của riêng mình.
Khi con thích chơi thêm một chút, thích đọc một cuốn truyện tranh nhiều hơn, chơi đồ chơi cùng bạn lâu hơn…nhưng cha mẹ chỉ ép buộc con cần phải ngừng ngay, phải về ăn cơm, phải về học bài,… Hãy cho con thêm thời gian, hãy hiểu hơn tâm trạng của con. Con còn non nớt, những mong muốn thực sự đúng với lứa tuổi.
Bố mẹ hãy trao đổi, hiểu con nhiều hơn. Đôi khi chính bản thân con chưa nhận thức được việc nào đúng, việc nào sai và vai trò của bố mẹ là chỉ dẫn cho con. Hãy thủ thỉ, nói chuyện, giải thích cho con hiểu.
Cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con – đặt mình vào địa vị của con để hiệu được lý do cũng như tìm ra được cách giải quyết tốt nhất
Chắc chắn với những lẽ thuyết phục, hợp lí thì con trẻ cũng sẽ ngoan ngoãn nghe lời chứ không cãi cự hay ương bướng như khi chúng ta nạt nộ, ép buộc con.
3. Làm bạn với con
Cha mẹ cũng cần học cách để làm bạn với con. Khi làm bạn với con, cảm xúc nóng giận cũng sẽ dần được điều chỉnh là hạn chế tối đa. Rất ít bậc cha mẹ có thể thực hiện được điều này vì với họ thì những lời nói, quyết định của mình buộc con phải nghe theo mới là ngoan.
Trao đổi với con như hai người bạn là cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con hiệu quả
Hãy trao đổi với con như hai người bạn thực sự. Khi hỗ trợ cho con lúc học bài, con không chú ý thì nên nhắc nhở con, tạo môi trường yên tĩnh để con tập trung. Đề ra những câu hỏi hơn là việc áp đặt và nói những câu ra lệnh. “Con nghĩ mình cần đọc lại đề bài không?”, “ con đã hiểu yêu cầu của bài này chưa?”
Với các bé còn nhỏ, nhận thức hạn chế, bố mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho con để con có thể hiểu được. Bố mẹ có thể làm mẫu,vừa làm vừa hướng dẫn cho con.
Đặc biệt, trẻ nhỏ thường thích được khen thưởng, ghi nhận. Vì thế mỗi khi thấy trẻ hoàn thành một việc gì cha mẹ hãy khen ngợi, động viên con đúng cách để con tiếp tục cố gắng. Khi con mắc lỗi, hãy giải thích, nhắc nhở và cố gắng kìm nén cơn giận bằng cách hít thở sâu hoặc suy nghĩ sang việc khác.
Xem thêm:
- Hội chứng (BPD)- Nguyên Nhân Của Sự Rối Loạn Cảm Xúc
- 10 Dấu Hiệu Quan Trọng Giúp Phụ Huynh Phát Hiện Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em
- 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý
4. Nhìn vào gương
Một cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con rất hiệu quả nữa là khi thấy mình sắp có cảm giác bực tức, nóng giận thì hãy nhìn vào gương. Trông bạn như thế nào? Thật buồn cười và xấu xí đúng không? Với con trẻ thì khuôn mặt đó còn thật đáng sợ nữa.
Tại sao bạn lại để con nhìn thấy bộ mặt này? Thật tội nghiệp cho con biết bao. Hãy làm một việc gì đó để giải tỏa sự khó chịu chẳng hạn như uống một ly nước, ăn một món gì đó, đi tắm, …để lấy lại được sự cân bằng.
Soi gương để thấy khuôn mặt chính mình là động lực để kiềm chế cảm xúc khi dạy con
Trên đây là một số cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con khá hiệu quả và đã được nhiều cha mẹ áp dụng. Bạn đã áp dụng cách nào trong số đó? Với mỗi đứa trẻ khác nhau thì tính cách, tình cảm khác nhau vì thế việc thực hiện dạy dỗ cũng cần phải linh hoạt. Bản thân cha mẹ cũng cần có hiểu biết nhất định, thường xuyên trò chuyện và hiểu rõ con để từ đó hạn chế tối đa những nóng giận khi dạy con.
Quay về trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại