Giới Thiệu Về Trường Phái Tâm Lý Học Hành Vi Con Người
Tâm lý ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Những lý thuyết về tâm lý con người nói chung và ngành tâm lý học nói riêng trở nên thật bổ ích, bởi nó cung cấp cho chúng ta những nền tảng căn bản, cơ sở để hiểu được chính bản thân mình và hiểu được người khác một cách dễ dàng hơn. Từ đó cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên thật dễ dàng, đơn giản mà không quá phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ.
Với trường phái tâm lý học hành vi, những nhà nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích sự kích thích từ môi trường có tác động đến hành động/hành vi của con người như thế nào.
Nghiên cứu hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống của con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Chẳng cần phải nói, ai cũng có thể thấy hành vi là cái gì và nó tồn tại trong hiện thực một cách khách quan.
Xem thêm:
- 9 Ảo Tưởng Mà Ta Thường Dùng Để Dối Gạt Bản Thân
- Khi Tâm Lý Hành Vi Bị Ảnh Hưởng Bởi Môi Trường Sống
Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì trường phái tâm lý học hành vi lại là một bước tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”. Khái niệm hành vi được xây dựng trên nền móng của sự chứng thực có thể quan sát từ phía ngoài.
Khái quát về trường phái tâm lý học hành vi
Những người theo trường phái này tìm cách để hiểu sự kích thích từ môi trường cụ thể nhằm kiểm soát những kiểu hành vi cụ thể. Họ phân tích những điều kiện môi trường về trước – những thứ có trước hành vi và thiết lập trạng thái cho một sinh vật phản ứng hay kìm nén phản ứng. Hành vi phản ứng đó chính là mục tiêu mà họ nghiên cứu, nó là hành động được hiểu, được dự đoán và được kiểm soát.
Trường phái tâm lý học hành vi này được mở đầu bởi J. Watson, người đã lập luận rằng nghiên cứu tâm lý nên tìm hiểu nghiên cứu những quy luật chi phối phản ứng giữa các loài.
Xem thêm: Hội Chứng Cryptomnesia- Căn Bệnh Mất Trí Đáng Sợ Mà Bạn Cần Biết.
Sau đó, B. F. Skinner đã mở rộng tầm ảnh hưởng của thuyết này bằng cách phân tích cả những hậu quả của hành vi và đưa ra khái niệm mới về hành vi được củng cố bằng hiệu quả của hành vi đó. Mô hình hành vi đã có sự mở rộng và phát triển.
Trường phái tâm lý học hành vi mà ngày này đang được Việt Nam áp dụng nhiều nhấn mạnh vào các khái niệm như hành vi, phản ứng, hành vi tạo tác, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực hay sự trừng phạt. Lý thuyết này có ý nghĩa lớn, đóng góp không nhỏ vào việc trị liệu tâm lý.
Đặc biệt, những nguyên tắc theo trường phái tâm lý học hành vi được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề về con người, đặc biệt là trẻ em. Nó đã cung cấp những phương pháp giáo dục mang tính đúng đắn, nhân văn hơn đối với trẻ em ở trong môi trường gia đình, môi trường trường học và cả môi trường cộng đồng.
Lịch sử hình thành.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuân khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại.
Xem thêm: Hiệu Ứng Sleeper- Khi Sai Lầm Làm Bạn Được Yêu Quý Hơn
Chính vì thế, cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây dựng khoa học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte (1798 – 1857), chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật.
J. Watson (1878 – 1958) – một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý học hành vi – một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan.
Trường phái tâm lý học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai (1874 – 1949), B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thứ con người.
Sự phân hóa trong Tâm lý học hành vi.
Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành trường phái tâm lý học hành vi. Về sau các quan điểm trình bày trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913 đến 1930.
Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:
1. Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ.
2. Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen.
3. Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử – thao tác – thử – thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.
Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại