12 Cách Để Bạn Xoa Dịu Cơn Tức Giận
“Giận quá mất khôn”, những lời nói, hành vi bộc phát trong lúc tức giận thường để lại hậu quả nặng nề, làm rạn nứt mối quan hệ bao công gây dựng. Nổi nóng không phải là mạnh mẽ, người biết kiểm soát cảm xúc mời là người bản lĩnh và mạnh mẽ thật sự.
Xem thêm :
Những cách kiềm chế cơn giận nóng bỏng của mình:
Hiểu rõ về cơn giận của chính mình
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ về sự việc hiện tại, lý do mình giận thật sự là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến lợi ích của mình. Khi nắm được nguyên nhân cơn giận dữ, bạn sẽ biết cách giải quyết tỉnh táo thay vì những hành động bộc phát.
Bên cạnh đó, bạn còn cần nhận thức được đối tượng nào đang khiến mình giận dữ. Rất có thể bạn đang mắng con vì cơn bực chồng, hay nổi giận với người yêu vì vẫn còn cáu vụ cãi nhau với đồng nghiệp trên công ty. Ý thức được đối tượng gây giận giữ sẽ giúp bạn ứng xử phù hợp và có cách kiềm chế cơn nóng giận của mình
Xem thêm : Hội chứng mặc cảm ngoại hình Quasimodo
Khi tức giận hãy hít thở sâu
Khi tức giận, tim đập nhanh hơn bình thường và cảm giác như có một thứ gì đó đang chặn ở ngực khiến bạn khó thở. Lúc này, bạn nên hít sâu và thở ra một cách từ từ. Cách làm này giúp nhịp tim dần ổn định, bạn sẽ dễ chịu hơn và cơn nóng giận từ từ lắng xuống.
Thư giãn để lấy lại bình tĩnh
Trong cuộc họp nội bộ, khi có ai đó đánh giá thấp phong cách quản lý của bạn hay chỉ trích cách làm việc của bạn, đừng vội phản ứng giận dữ. Hãy lấy lại bình tĩnh bằng vài phút thư giãn ngoài ban công và một tách trà nóng đầu óc sẽ tỉnh táo để kiềm chế sự nóng giận của mình. Những lời nói khi bình tĩnh luôn sáng suốt và thuyết phục mọi người hơn.
Hỏi rõ trước khi phản ứng
Khi gặp điều không ưng ý, đừng vội phản ứng lại ngay. Hãy kiểm tra lại ý của người nói để chắc chắn mình không hiểu nhầm ý họ. Khi bạn bình tĩnh hỏi lại, người kia có thể cũng thấy mình hơi quá lời, và nói lại với ý nhẹ nhàng hơn, mâu thuẫn sẽ được hóa giải một cách đơn giản.
Áp dụng nguyên tắc “10 giây”
Bạn đang bức bối trong lòng và chỉ muốn “xả” hết ra cho hả dạ, hãy áp dụng cách hạ nhiệt bằng cách hít thở sâu và nhẩm đếm từ 1-10. Đây là phương pháp giúp lấy lại bình tĩnh, làm cơn giận lắng xuống.
Chia sẻ
Thay vì trút ra những lời nóng giận với “đối thủ”, bạn có thể tâm sự, chia sẻ với người bạn bè, người thân. Như vậy, bạn vừa tránh được một cuộc cãi vã không đáng có, vừa nhận được lời khuyên tốt về cách để kiềm chế cảm xúc của mình từ những người yêu thương bạn.
Xem thêm : Các định nghĩa để hiểu về nỗi sợ hãi
Học cách im lặng khi cần thiết
Khi tức giận bạn có thể sẽ “giận cá chém thớt”, nói và hành động không hay vì lúc đó đang bị cơn giận kiểm soát Im lặng khi tức giận là cách kiềm chế cơn giận sẽ giúp bạn tránh nói những lời gây bất hòa với mọi người. Đợi đến khi nguôi giận hãy suy nghĩ thấu đáo để giải quyết mọi chuyện sáng suốt.
Tìm niềm vui trong công việc
Đừng làm xấu hình ảnh của mình bằng cách đấm bàn, đá ghế, hò hét loạn xạ hoặc chực “nổ” như một quả bom. Bạn đang ở trong một môi trường tập thể với những mối quan hệ phức tạp, những hành động bộc phát phút chốc có thể gây hậu quả lâu dài.
Hãy quay trở lại với công việc, mục tiêu bạn đang hướng đến, sự đánh lạc hướng này sẽ giúp bạn học được cách kiềm chế cảm xúc của mình.
Tự vấn lại bản thân
Xem thêm : Sự Thật Về Giấc Ngủ Và Sở Hữu ‘Giấc Ngủ Thông Minh’
Người đồng nghiệp cùng phòng chỉ trích cách làm việc thiếu chuyên nghiệp của bạn. Trước khi định cáu giận với anh ta, hãy xem lại mình có thật như thế không?
Nếu anh ta nói đúng, bạn nên cảm ơn vì họ đã thẳng thắn chỉ cho bạn biết điểm yếu của mình.
“Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”
Xem thêm : 6 Gợi Ý Để Việc Viết Nhật Ký Thú Vị Hơn
Trước khi định “bùng nổ” với cơn giận, hãy thử nghĩ xem người nghe sẽ cảm thấy thế nào nếu nghe những lời không hay ấy. Đừng nói với người khác những điều chính mình cũng không muốn nghe. Lời đã nói sẽ không rút lại được, và sự tổn thương vì lời nói luôn rất khó để chữa lành.
Xin lỗi đối phương
Sau khi đã nguôi giận, nếu thấy mình đã hành động không đúng, bạn nên xin lỗi những nạn nhân vô tình phải hứng chịu cơn giận của bạn, thậm chí xin lỗi cả người đã làm bạn tức. Bài học này sẽ nhắc nhở bạn kiềm chế cảm xúc hơn trong những lần sau.
Theo Hoài Phương
Trở về trang: Tâm Lý Học Hiện Đại