Tâm Lý Học Hành Vi Là Gì?
Trong khi tâm lý học hiện đại đang ngày một trở nên gần gũi hơn với mọi người, thì cũng là lúc nhà nhà đi vào tìm hiểu từng trường phái của tâm lý học kỹ lưỡng hơn. Vậy trường phái tâm lý học hành vi là gì?
1. Khái niệm tâm lý học hành vi
Để trả lời cho câu hỏi trên, tâm lý học hành vi, hay còn gọi là thuyết hành vi, được biết đến là một học thuyết dựa trên quan niệm: tất cả các hành vi đều có thể được học thêm có điều kiện (điều kiện hóa) xuất hiện thông qua các tương tác của đối tượng với môi trường.
Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường chính là thứ tạo nên hành vi. Hành vi có thể được học tập một cách có hệ thống và được quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến tâm lý nội tâm. Về cơ bản, người ta chỉ xét đến những hành vi có thể quan sát được bằng mắt thường.
Theo John B. Watson, người được xem là “cha đẻ” của thuyết hành vi, đã tóm gọn nội dung về thuyết này trong một bài phân tích của mình có tên là “Psychology as the Behaviorist Views It” (tạm dịch: Tâm Lý Học Qua Cái Nhìn Của Nhà Hành Vi Học) vào năm 1993: Nói một cách đơn giản, những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn là gì, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện tác động phù hợp.
Xem thêm:
2. Các loại điều kiện hóa
Nếu vẫn mù mờ chưa biết tâm lý học hành vi là gì sau khi đọc những khái niệm dài dòng ở trên, thì có thể tóm gọn lại, tâm lý học hành vi (thuyết hành vi) gồm hai loại điều kiện hóa chính là điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả.
Loại thứ nhất hoạt động dựa trên việc phát triển một liên tưởng giữa kích thích từ môi trường và kích thích tự nhiên có sẵn. Khi một liên tưởng biến mất, còn được gọi là giai đoạn dập tắt, nó sẽ làm hành vi trở nên yếu đi dần hoặc biến mất. Các yếu tố như cường độ của phản ứng ban đầu có thể đóng vai trò quan trọng quyết định tốc độ biến mất của liên tưởng.
Đối với loại thứ hai, khung thời gian củng cố là yếu tố rất quan trọng. Quá trình này đơn giản là quan sát một hành vi rồi đưa ra hình thức thưởng phạt tương xứng, duy trì trong một thời gian nhất định.
Xem thêm: Phương Pháp ‘Cắt Giảm’ Cuộc Sống,Muốn Ít Để Được Nhiều
3. Ưu và nhược điểm của tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi có nền tảng dựa trên những hành vi quan sát được, vì vậy nó có thể được ứng dụng vào việc trị liệu tâm lý. Các kỹ thuật điều trị có hiệu quả như can thiệp sâu vào hành vi, phân tích hành vi, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế và huấn luyện tập sự riêng biệt đều có gốc rễ từ thuyết hành vi.
Một trong những lợi ích của thuyết hành vi là nó cho phép các nhà khoa học kiểm tra được các hành vi quan sát được theo một cách thức khoa học và có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng nó không đầy đủ vì không chú ý đến một số thứ ảnh hưởng quan trọng lên hành vi.
Có thể nói, đóng góp lớn nhất của tâm lý học hành vi nằm ở khả năng ứng dụng thực tiễn. Những người bình thường chưa biết tâm lý học hành vi là gì vẫn có thể được hướng dẫn bởi các bác sĩ và chuyên gia để điều chỉnh các hành vi có vấn đề và khuyến khích các hành vi tích cực và có ích hơn.
Ngoài tâm lý học, các bậc cha mẹ, giáo viên, những nhà huấn luyện thú vật và nhiều người khác có thể sử dụng những nguyên lý cơ bản của tâm lý học hành vi để giúp huấn luyện các hành vi tích cực mới và hạn chế những hành vi không mong muốn.
Tuy vậy, thuyết hành vi cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Nhiều nhà phê bình cho rằng đây chỉ là cách tiếp cận một chiều khi tìm hiểu về hành vi con người và rằng các học thuyết về hành vi không bao hàm được tự do ý chí và sự tác động mang tính nội tại như tâm trạng, suy nghĩ và cảm nghĩ.
Nói như Freud, thuyết hành vi không thành công vì nó không nói lên được những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn của con trường trong trạng thái tâm trí vô thức, dù tất cả những điều này vẫn gây ảnh hưởng đến các hành vi của con người.
Xem thêm: Bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc đời
Một số nhà tư tưởng khác, như Carl Rogers và những nhà tâm lý học nhân văn khác lại tin rằng thuyết hành vi quá cứng nhắc và bị nhiều hạn chế, không xem xét đến các yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân. Đây cũng là một trong những lý do khiến việc nghiên cứu tâm lý học hành vi là gì bớt hấp dẫn hơn trong nhiều năm nay.
Mặc dù hiện nay thuyết hành vi không còn giữ được vị thế thống trị như trước đây, nhưng nó vẫn có một tác động lớn giúp ta hiểu rõ thêm về tâm lý học con người, giúp nhân loại tự khám phá chính bản thân mình từ bên trong và từ đó, tìm ra những phương thức tồn tại phù hợp nhất.
Trở về trang: Tâm Lý Học