Nguyên Nhân & 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Của Vợ Mà Chồng Cần Biết
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau sinh. Dạng trầm cảm này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp
Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), trầm cảm sau sinh là 1 tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 4 tuần sau sinh với các biểu hiện đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo DSM 5 (sổ tay chẩn đoán các bệnh lý tâm thần phiên bản lần thứ 5). Tỷ lệ dao động từ 8-15% tùy theo tác giả và tùy theo thống kê tại các quốc gia khác nhau.
Xem thêm:
- 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý
- 6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý
Các mức độ trầm cảm khá đa dạng dưới biểu hiện một cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ (mood swings) thường được biết dưới thuật ngữ “Baby Blues”.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực xuất hiện sau sinh
Đây là 1 dạng trầm cảm sau sinh nhẹ và thoáng qua, thường chỉ kéo dài 1-2 tuần (đa số bà mẹ tự vượt qua) đến những trường hợp trầm cảm có mức độ nặng hơn (major depression) cần phải có sự can thiệp về y khoa từ tư vấn tâm lý đến dùng thuốc chống trầm cảm.
Nhiều trường hợp trầm cảm sau sinh có tiềm ẩn từ trong thời kỳ mang thai nên nhiều tác giả Anh Mỹ có khuynh hướng nhập chung cả thời kỳ mang thai và thời kỳ hậu sản vào chung với nhau.
1. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
Theo các chuyên gia, sau sinh, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi đột ngột về nội tiết (estrogen, progestrogen và hoóc môn tuyến giáp suy giảm) dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, trầm cảm. Bên cạnh đó, thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa lúc này cũng biến đổi, dẫn đến những bất ổn về cảm xúc.(theo soha)
Ngoài ra, nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé dẫn đến mất hết hứng thú trong cuộc sống. Tình trạng càng trở lên trầm trọng nếu thời điểm ấy gia đình lại có mâu thuẫn hay có khó khăn về tài chính.
Nhiều người còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé dẫn đến mất hết hứng thú trong cuộc sống
Đặc biệt, nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì sau khi sinh, phụ nữ cũng có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn.
Xem thêm: Trầm Cảm Sau Sinh ”Giữa Tình Yêu Vô Biên Là Nỗi Buồn Sâu Thẳm”
Thiếu ngủ và mệt mỏi về thể chất và tình thân, bị hạn chế vận động cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh của các bà mẹ. Kèm theo đó, nhiều người sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, hốt hoảng, mất tập trung, mệt mỏi, buồn chán, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Căng thẳng thường xuyên khiến họ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ trường kỳ.
Đặc biệt, thiếu thốn hoặc không cảm nhận sự quan tâm từ chồng và gia đình cũng là nguyên do rất phổ biến của chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ.
Ngoài ra, tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh cũng có thể khiến các chị em phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.
2. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở phụ nữ
a. Luôn có cảm xúc tiêu cực
Các trường hợp bị trầm cảm sau sinh thường xuyên khóc lóc, ủ rũ, buồn bã, thâm chí họ có thể cáu kỉnh, tức giận mà không có một nguyên do cụ thể nào hết.
Đôi khi họ cũng cảm thấy trống rỗng, không có ý thức muốn làm bất kể một việc nào đó.
Đôi khi họ cũng cảm thấy trống rỗng, không có ý thức muốn làm bất kể một việc nào đó.
b. Suy nhược cơ thể
Triệu chứng thường gặp nhất của trầm cảm sau sinh là người phụ nữ bị suy nhược cơ thể. Các chị em phụ nữ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đau cổ và đau đầu khi thường xuyên phải chăm sóc em bé.
Xem thêm: Căn Bệnh Làm Cho 40.000 Người Việt Tự Tử Mỗi Năm
Ngoài ra họ cũng có thể bị mất ngủ hoạc ngược lại, ngủ triền mien không dứt. Một đặc điểm khác đó chính là các bà mẹ mới sinh mắc chứng trầm cảm có thể rơi vào tình trạng chán ăn hoặc ăn rất nhiều. (theo suckhoedoisong)
c. Bị căng thẳng thần kinh
Phụ nữ mắc chứng trầm cảm sai sinh thương có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, không thể tập trung, từ chối nói chuyện với những người xung quanh.
Họ cũng có thể tự mình chìm vào một thế giới riêng với mạng xã hội với các thiết bị điện tử, cùng với đó rất dễ hoảng hốt và mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng.
d. Bị hoang tưởng và có ảo giác.
Đây là triệu chứng rất dễ gặp ở các chị em phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Họ thường có cảm giác gia đình không hề quan tâm đến họ, có những suy nghĩ về chồng đi ngoại tình và có ảo giác bị mọi người soi mói, chỉ trích.
Xem Thêm: Bệnh Rối Loạn Cưỡng Chế (OCD)
Một số người mắc bệnh luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Trong khi đó, một số người khác lại nghĩ rằng mình là mối nguy hại của gia đình, đặc biệt là đứa trẻ và có cảm giác tội lỗi.
Một số người khác lại nghĩ rằng mình là mối nguy hại của gia đình, đặc biệt là đứa trẻ và có cảm giác tội lỗi.
Các ám ảnh tiêu cực này dẫn đến việc các bà mẹ có nhiều hành động dại dột như tự tử hay thậm chí ra tay sát hại cả chính đứa con dứt ruột đẻ ra. Nhiều trường hộp cảm thấy bản thân không quan tâm hoặc không có khả năng chăm sóc con. Một số trường hợp khác lại cảm thầy chán ghét hoặc sợ tiếng khóc của con, không dám lại gần con…(theo zing.vn)
3. Các ông chồng nên làm gì để giúp đỡ vợ vượt qua chứng trầm cảm sau sinh
“Chìa khóa chống bệnh trầm cảm sau sinh thành công là phải biết khi nào người phụ nữ cần được giúp đỡ”
Các chuyên gia khuyến nghị, để phòng chống trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang thai, cả vợ và chồng cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Ngoài ra, người phụ nữ cũng cần học cách thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi trước và sau sinh. Khi thấy quá sức, họ cần chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người thân, tránh tình trạng kiệt sức vì gồng mình.
Người phụ nữ cũng cần học cách thư giãn và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi trước và sau sinh.
Về phía gia đình, không chỉ chồng mà những người thân xung quanh cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé.
Xem thêm: 5 Kiểu Bạo Hành Gây Ám Ảnh Nhất
Những người thân cũng cần tạo điều kiện để các bà mẹ có thể tham gia laođộng, làm những việc vừa sức để tinh thần được thư thái. Phụ nữ cũng cần cho con bú mẹ sau sinh vì việc đó sẽ làm tăng sợi dây liên kết giữa mẹ và con, khiến người mẹ cảm thấy yêu con, yêu cuộc sống hơn.
a. Đi học lớp tiền sản cùng vợ
Việc những ông chồng chịu dành thời gian tham gia lớp học tiền sản cùng vợ sẽ giúp họ thấu hiểu hơn tâm lý bất ổn của phụ nữ sau khi sinh con và có thể tìm ra phương pháp giảm thiểu những áp lực gây nên căn bệnh trầm cảm.
b. Quan tâm đến cảm xúc của vợ
Hãy chú ý đến những thay đổi ở vợ mình và nhờ bạn bè hỗ trợ. Trong thời gian này, vợ bạn cần được trò chuyện với người mà cô ấy cảm thấy thoải mái khi ở cùng. Hãy cố gắng lắng nghe càng nhiều càng tốt và dành nhiều thời gian hơn cho vợ mình. Bạn không hề đơn độc trong chuyện này. Hãy mạnh dạn nhờ bạn bè và gia đình hỗ trợ. Bạn cũng có thể tìm đến một số chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ để có được những lời khuyên hữu ích. (theo hellobacsi)
Trong thời gian này, vợ bạn cần được trò chuyện với người mà cô ấy cảm thấy thoải mái khi ở cùng.
Hãy nhẹ nhàng dùng lời lẽ khích lệ tinh thần vợ bạn. Trên thực tế, ngôn từ không thể điều trị trầm cảm, nhưng chúng chắc chắn có thể hỗ trợ vợ bạn. Trong thời điểm khó khăn, đôi khi tất cả những gì vợ bạn cần là lời động viên.
c. Giúp vợ chăm con, làm việc nhà
Hãy chủ động chia sẻ việc nhà với vợ, không quản ngại cùng vợ chăm con lúc đêm hôm, để vợ cảm nhận được có người luôn kề vai sát cánh cùng mình mọi lúc, mọi nơi.
Xem thêm:“Alice ở Xứ sở thần tiên” Căn Bệnh Ám Ảnh Cuộc Sống Của Bạn
Khuyến khích vợ bạn dành thời gian để quan tâm đến bản thân như đi spa hoặc đi dạo trong công viên. Hãy cho vợ bạn biết rằng cô ấy cần tập trung vào những nhu cầu của riêng mình để trở nên khỏe mạnh hơn, và rằng bạn luôn ở bên để giúp đỡ cô ấy.
Hãy chủ động chia sẻ việc nhà với vợ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ ông bà trông coi hộ em bé. Điều này sẽ giúp hai bạn có những giây phút riêng tư và hạnh phúc cùng nhau. Đừng quên thắp lại lửa cho cuộc sống vợ chồng bằng những chiều hẹn hò thong thả cùng nhau. Điều này sẽ gợi nhắc cho vợ bạn nhớ lại những khoảnh khắc vui tươi từ trước khi sinh em bé.
d. Chăm chút giấc ngủ cho vợ
Giấc ngủ rất quan trọng. Chăm sóc trẻ em trong những tháng đầu tiên luôn là công việc hết sức mệt mỏi. Bạn có thể tình nguyện chăm sóc con và dành phần còn lại của một ngày hoặc thậm chí chỉ một vài giờ để ngủ. Bạn nên thay vợ chăm con vào ban đêm chẳng hạn như lo chuyện thay tã và cho con bú.
Khi phát hiện người mẹ sau sinh có dấu hiệu bất thường về tâm lý, gia đình cần cân nhắc việc đưa họ tới khám bác sĩ chuyên khoa.
Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI