10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng

Chia sẻ

Theo nghiên cứu của Viện khảo sát tâm thần quốc gia (Hoa Kỳ)(1) : những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng đau tim cao gấp bốn lần người bình thường. Bệnh trầm cảm tác động lớn gây ra suy thoái kinh tế, thiệt hại do chi phí điều trị và giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, căn bệnh này là nguyên nhân của hơn 2/3 ca tự sát mỗi năm. Những dấu hiệu trầm cảm ở người lớn thường không được biểu hiện rõ ràng .

10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng 1

Xem thêm:

Có rất nhiều yếu tố gây bệnh trầm cảm như chấn thương, đau buồn, stress… Chúng ta thường nghĩ rằng chứng bệnh tâm lý này là do những yếu tố nghiêm trọng gây ra mà không hề biết rằng bản thân mình cũng có thể mắc bệnh vì những nguyên nhân đơn giản.

5 Nguyên nhân trầm cảm ở người lớn

1. Yếu tố di truyền trong gia đình

Đây là căn nguyên bên ngoài được đưa ra về bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: trầm cảm có di truyền không?

Theo một số công bố mới nhất của các nhà khoa học, bệnh trầm cảm có liên quan đến yếu tố di truyền.

10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng 2

Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học đánh giá: Những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thường cao gấp 3 lần những người bình thường nếu trong gia đình đó có cha mẹ, anh chị, ông bà hay ai đó từng mắc trầm cảm.

2. Áp lực công việc

Tất cả những yếu tố trong công việc như thu nhập, thời gian, khối lượng công việc tưởng chừng như “nhỏ nhặt” lại đủ khả năng “công phá” bất kỳ người nào khi chúng xảy đến với họ cùng 1 lúc. Và chính những điều này đã gây nên những triệu chứng trầm cảm ở người lớn.

Xem thêm:  10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Nam Giới Khó Nhận Ra Nhưng Lại Rất Quan Trọng

3. Áp lực từ gia đình và các mối quan hệ xã hội 

Có muôn hình vạn trạng nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, lo âu, và trong đó không thể không kể đến những áp lực vô hình từ phía chính gia đình và các mối quan hệ xã hội bên ngoài. Những áp lực trên vô hình chung đã đè nặng lên tâm lý và gây nên chứng trầm cảm sau này cho một người bình thường.

Xem thêm: Trầm cảm là gì? – Nguyên nhân & 16 dấu hiệu bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng và nguy hiểm

4. Sang chân tâm lý

Các sự kiện gây căng thẳng hay sợ hãi cao độ có thể gây ra một vết thương về mặt tâm lý – sau khi trải qua, nó gây khó khăn trong cuộc sống và dẫn đến các bệnh trầm cảm ở người lớn.

10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng 3

Các sự kiện có tiềm năng gây sang chấn là những việc xảy ra có sức mạnh, làm đảo lộn, rối loạn, đau khổ, xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của con người. Các sự việc này thường được xác định là các trải nghiệm mang tính đe dọa đối với cuộc sống hoặc đe dọa đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm lý của một người.

5.Tác dụng phụ của các loại thuốc chữa bệnh

Theo nghiên cứu mới được công bố trên JAMA (The Journal of the American Medical Association)(2) , hơn 200 loại thuốc thông thường có thể có liên quan đến trầm cảm hoặc các triệu chứng tự tử. Đó là các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau, thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, thuốc chống lo âu, ngừa thai nội tiết…

Một số loại thuốc được kể đến như: Omeprazole, Metoprolol, Ethinyl Estradiol, Hydrocodone, Sertraline…..

Trầm cảm là một tác dụng phụ ngoài ý muốn khi bạn sử dụng các loại thuốc kê đơn phổ biến. Bạn nên thận trọng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.

Xem thêm:  5 Bí Mật Kỳ Lạ Về Giác Quan Thứ 6 Giữa Phụ Nữ & Đàn Ông

12 Dấu hiệu trầm cảm 

Người trầm cảm thường rất ngại giao tiếp kể cả với người thân và cũng lười vận động hơn bình thường. Họ thích im lặng và thu mình trong góc, nhìn vẻ ngoài họ luôn buồn chán, và cô độc.

Xem thêm: Nạn Trầm Cảm, Thách Thức Mới Của Nhân Loại

Do mất hứng thú với cuộc sống và công việc, người trầm cảm hành động chậm chạp, biểu hiện mệt mỏi, tránh xa mọi hoạt động thậm chí cả việc vui chơi giải trí. Đối với người trầm cảm, việc kiểm soát tâm trạng không còn quan trọng, họ để mặc cảm xúc cuốn đi nên dẫn đến dễ mất tập trung, luôn do dự khi đưa ra quyết định và xử lý tình huống.

10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng 4

Dấu hiệu rõ nhất của trầm cảm là cảm xúc buồn chán về bản thân, gia đình, xã hội và mọi thứ trong tương lai. Trong mọi tình huống, bệnh nhân luôn tưởng tượng ra những kết cục xấu nhất có thể xảy đến dẫn đến trạng thái bất an, căng thẳng tột độ, xúc động mạnh và làm cho mọi việc trở nên thái quá.

Suy nghĩ tự ti và bi quan luôn thường trực và ảnh hưởng lớn nhất tới những ca bệnh trầm cảm. Người bệnh luôn cảm giác mình không xứng đáng, giữ suy nghĩ u ám về mọi thứ, tự nhận tất cả sai lầm về phía mình dù không phải và từ đó giam mình vào thế giới riêng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến để nhận biết được các dấu hiệu trầm cảm ở người lớn:

  1. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
  2. Lạm dụng các chất kích thích
  3. Không làm chủ được cảm xúc cá nhân: Dễ cáu giận, bị kích động; Luôn buồn bã, khóc lóc, la hét không nguyên nhân
  4. Luôn mệt mỏi, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ
  5. Tự cô lập bản thân, tránh giao tiếp với mọi người nhưng thường xuyên dùng mạng xã hội
  6. Nghiện dùng mạng xã hội
  7. Nghiện tự sướng (selfie)
  8. Giảm khả năng tập trung
  9. Mất đi niềm tin vào tương lai, thường xuyên thấy tuyệt vọng
  10. Cảm thấy bị người khác bỏ rơi, không quan tâm
  11. Cảm thấy bản thân không giống với những người khác hoặc tự đánh giá thấp bản thân
  12. Suy nghĩ nhiều về cái chết.
Xem thêm:  5 Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Kết

Điều quan trọng nhất khi mắc phải chứng trầm cảm vẫn là tìm kiếm sự giúp đỡ khi bạn thấy cần thiết. Nếu bạn mệt mỏi, chán nản, hãy nhớ rằng bạn không hề cô đơn như bạn nghĩ, cho dù bạn đã trưởng thành, đã dạn dĩ với cuộc đời, thì hãy nhớ rằng phía sau luôn có gia đình và bạn bè ở cạnh bạn.

Nếu những biện pháp thông thường không đủ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, đừng ngại đặt một cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý. Yêu cầu giúp đỡ đã là dấu hiệu cho thấy sự mạnh mẽ của bạn. Hơn ai hết, bạn xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc, màu sắc hơn.

Quay về trang chủ : Tâm lý học hiện đại 

 

 

 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *