4 nguyên nhân chính dẫn tới một cuộc đổ vỡ tình cảm
Bạn có thấy mình có những dấu hiệu dưới đây không?
Bạn và người bạn đời bắt đầu tiến đến giai đoạn ở bên nhau lâu dài, hay thậm nghĩ đến ngày kết hôn, hãy nghiêm túc thật sự trong khoảng thời gian này. Tình cảm và tâm trí của bạn lúc này rất quan trọng. Với tình yêu bạn không cần phải quá hoàn hảo nhưng bạn vẫn cần phải đánh giá xem tình yêu đó có theo chiều hướng tiêu cực hay không. Nó hết sức bình thường khi chúng ta dành hết cả thanh xuân với một ai đó, tất cả chúng ta cùng cảm thấy rằng không có đôi đũa nào hoàn toàn hợp nhau cả. Nó thật khó chịu khi bạn luôn đau đáu liệu tình cảm của bạn với người ấy có mãi mãi được như vậy không. Một số người cũng rất dễ yêu ai đó một cách đơn giản, bị cuốn trôi theo bởi một sự phấn khích đi kèm sự kỳ vọng mà không bao giờ xem xét liệu họ có lầm đường lạc lối hay không
Xem thêm:
- 5 quy tắc nhắn tin bạn cần nhớ khi mới bắt đầu hẹn hò
- Đàn Ông Và Phụ Nữ Từ Tình Yêu Đến Tình Dục
- 5 Bước “Tìm Đường” Vào Trái Tim Một Chàng Trai
Nói chung, bốn yếu tố dưới đã thật sự dẫn đến cuộc chia tay, ly hôn
1. Hai người có chung những quan điểm trong cuộc sống và công việc không?
Tình yêu là, tất nhiên, nó có sự quyến rũ mạnh mẽ. Tuy nhiên, sức quyến rũ vô hạn ấy sẽ không ngăn cản niềm tuyệt vọng vô bờ của bạn nếu bạn và người yêu của bạn không muốn sống thực tế mà chỉ mơ mộng mà thôi. Lưu ý nếu bạn có thể chia sẻ những gì bạn muốn trong tương lai và nếu người yêu của bạn cũng muốn làm như vậy. Sau đó, hãy đánh giá xem liệu hai người có nhiều quan điểm chung hay không. Mọi cặp đôi không cần phải có chung nhiều mối sở thích – sự đa dạng trong sở thích giữ cho cuộc sống này thú vị mà. Nhưng bạn cần nhìn nhận liệu có những quan điểm mấu chốt mà 2 người có khác biệt quá lớn không. Cả hai bạn có muốn sống trong cùng chung một cộng đồng có chung tập quán không? Cả hai bạn muốn sinh con không? Cả hai bạn đều là kiểu người hướng nội, hay nửa còn lại của bạn có xu hướng ngoại hơn và bạn lại hướng nội? Hai bạn có vừa khao khát xây dựng sự nghiệp hay một lối sống thoải mái hơn không?
Tin những gì người yêu nói với bạn về bản thân chính họ. Nếu anh ta nói anh ta không muốn có con, thì bạn đừng tự nghĩ rẳng khi có con rồi anh ấy sẽ thích thôi hoặc bạn có thể thay đổi anh ấy. Và bạn cần suy nghĩ xem có thực sự muốn có con với một người nào đó chỉ sống với công việc mà thôi? Nếu cô ấy nói cô ấy không thích ở xung quanh nhiều người, và cô ấy sợ những trò mạo hiểm, đừng nói với bản thân rằng bạn có thể thuyết phục cô ấy về niềm vui trong những cuộc chơi sau này. Họ là chính họ. Và theo thời gian, sự khác biệt như trên có thể trở thành những trở ngại lớn cho hạnh phúc.
Xem thêm: Giải Mã Trái Tim Với Tâm Lý Học Tình Yêu Cơ Bản
2. Người yêu của bạn có thể nói chuyện cởi mở không?
Khi thủ thỉ về những gì trong ngày của bạn, ham muốn tình dục của bạn, hy vọng tương lai của bạn, hoặc thậm một kỳ nghỉ trong mơ của bạn, bạn và người yêu của bạn sẻ chia những điều đó không? Người bạn đời của bạn sẵn sàng lắng nghe khi bạn tiết lộ những câu chuyện tình cảm riêng tư không? Khi bạn đặt câu hỏi và cố gắng tìm hiểu người bạn đời một cách gần hơn hoặc sâu hơn, anh ta hay cô ta hay đánh trống lảng không? Hãy lưu ý trường hợp sau: Nếu bạn và bạn đời của bạn không dám thể hiện một cách công khai, và cảm thấy an toàn khi làm như vậy, sự gần gũi về cảm xúc sẽ biến mất khỏi tầm tay. Nhiều người tự nhủ rằng họ phải có thêm thời gian và kiên nhẫn. Tôi thấy rằng khi đó quả là một cặp hợp nhau nếu các cặp đôi cảm thấy dễ dàng cởi mở ngay từ đầu. Bạn có thể không chia sẻ những bí mật đen tối nhất của mình ngay lập tức, nhưng đó lại là điều sẽ cảm thấy thú vị và hấp dẫn để chia sẻ và tìm hiểu về bạn đời của bạn.
3. Những xung đột chắc chắn gây hại tới bạn không?
Tất nhiên, sớm hay muộn, xung đột có thể ở phạm vi tối thiểu – mọi người đều làm chủ hành vi của mình. Nhưng theo thời gian, bạn có thấy rằng khi bạn và người yêu của bạn không đồng ý, một hoặc cả hai bạn đều ích kỷ tách nhau? Khi cố lôi nhau ra phân trần, tham gia 1 cuộc thóa má nhau, đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của họ, hoặc xâm phạm người còn lại cả tinh thần và thể chất, quá trình tư duy của họ bị suy yếu. Đây là trường hợp mà người trong cuộc không thể trưởng thành và mối quan hệ giữa đôi bên không thể tốt hơn nữa. Thay vì tận hưởng thời gian của bạn với người yêu của bạn, bạn lại cuốn vào xu hướng cố gắng bảo vệ cái tôi của mình và càng ngày càng chối bỏ lỗi sai của mình và ngày càng làm khổ người bạn yêu . Nó sẽ là một dấu hiệu tốt cho độ bền của mối quan hệ của bạn nếu bạn có thể có xung đột và hòa giải chúng trong khi vẫn làm cho nhau tốt hơn trong quá trình này.
Xem thêm: Tâm Lý Tình Yêu Học Đường Và Những Điều Cần Quan Tâm
4. Bạn có thể sống là chính con người bạn với người bạn đời của bạn không?
Điều tốt nhất cho một mối quan hệ lâu dài là có một người thấu hiểu con người bạn- và yêu bạn. Hãy để ý nếu khi bạn đang sống thật, anh ấy hay cô ấy thật sự hiểu những việc mà bạn đang thực hiện. Hay họ cảm thấy thất vọng với điều đó. Khi một trong hai người cố trở nên hoàn hảo, trong khi người còn lại cảm thấy không thể đáp ứng được kỳ vọng người kia đặt ra. Theo thời gian, sự hoàn hảo trở thành áp lực, và bạn có thể bắt đầu tự hỏi tại sao bạn lại có mối quan hệ này. Chúng ta có bạn bè và tình yêu lãng mạn trong một thời gian dài khi ta cảm thấy thoải mái khi được ở bên những người ta yêu quý.
Xem thêm: 3 Cuốn Sách Hay Về Tâm Lý Học Tình Yêu Gối Đầu Giường
Sự thoải mái kiểu này giúp các cặp đôi có thể khiến tự nhiên nảy sinh xu hướng tình dục và thoải mái hơn khi tham gia vào thách thức mới. Có những chiến lược cụ thể sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng về tình trạng của mối quan hệ của bạn.(Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ nhưng không thể chấp nhận rằng nó là tình yêu, hãy cân nhắc đọc cuốn sách này của tôi, Breaking Up và Divorce-5 Steps ( 5 bước để chia tay hoặc li hôn). Thường thì khi bạn kiểm tra một tình huống từ một góc độ mới, việc chia tay sẽ trở nên ít đau đớn hơn vì bạn học cách tin tưởng rằng bạn đang làm điều đúng đắn cho chính mình.
Nguồn Dịch