6 Cách Rèn Luyện Giác Quan Thứ 6 Bạn Cần Biết
Năm giác quan cơ bản bao gồm khứu giác, thị giác, vị giác, xúc giác và thính giác. Những giác quan này dựa trên cảm giác vật chất, chúng cho phép chúng ta nhận thức những thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Ngoài ra, giác quan thứ sáu – ngoài 5 giác quan cơ bản kể trên, có thể giúp con người có cảm nhận tinh tế hơn về cuộc sống.
Giác quan thứ sáu đôi khi được mô tả là trực giác, hoặc cảm giác biết một cái gì đó mà không có kiến thức được lưu trữ trước đó về nó. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cách thức để rèn luyện, khai thác giác quan thứ sáu của bạn.
Giác quan thứ 6 là gì?
Giác quan thứ sáu là một quá trình cho chúng ta khả năng hiểu biết được sự việc một cách trực tiếp mà không cần lý luận phân tích, bắc cầu giữa khoảng cách phần ý thức và tiềm thức của tâm trí cũng như giữa bản năng và lý trí, ngôn ngữ đời thường hay goi là trực giác mách bảo dùng để chỉ việc hành động bất thường theo nội tâm và dự cảm mà không cần lý do.
Xem thêm:
- 5 Bí Mật Kỳ Lạ Về Giác Quan Thứ 6 Giữa Phụ Nữ & Đàn Ông
- 10 Sự Thật Tâm Lý Học Giúp Bạn Hiểu Hơn Về Bản Thân Mình
- Giải Thích Về Tâm Lý Thích “ Ngồi Lê Bà Tám” Của Phụ Nữ?
Giác quan thứ sáu hay còn được gọi là trực giác, hay linh tính, cho phép ta thấy dược những gì mà năm giác quan khác không thể thấy được cụ thể như linh cảm, cảm nhận,tưởng tượng…hay tất cả những gì thuộc về thế giới vô hình mà năm giác quan còn lại chỉ thấy dược ở thế giới hữu hình, tức là những gì đang tồn tại. Người ta thường hay nói rằng nhiều lần nhờ trực giác mà con người nhiều lần thoát được hiểm nguy.
Lý giải về giác quan thứ 6 của khoa học
1. Cái gì là trực giác
Theo phân tích tâm lý của Sigmund Freud – nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo: khi đưa ra một quyết định nhỏ thì nên dựa vào lý tính của bạn, liệt ra ưu và nhược điểm rồi tiến hành phân tích chúng và đưa ra quyết định chính xác.
Khi bạn cần đưa ra quyết định lớn và quan trọng thì nên dựa vào tiềm thức của mình, chẳng hạn như việc chọn bạn đời hay phát triển sự nghiệp. Bởi vì những quyết định trọng đại này đòi hỏi phải dựa vào nhu cầu lớn nhất từ trong sâu thẳm tâm linh của bạn để làm căn cứ. Cái gọi là “tùy tâm” chính là lắng nghe tiếng gọi của nội tâm và đi theo trực giác.
2. Trực giác được sinh ra với những cảnh giới khác nhau
Sự sản sinh của giác quan thứ 6 có cảnh giới không giống nhau. Một là linh cảm, tức trong khoảnh khắc, chủ thể đột nhiên nắm bắt được con đường tư duy để giải quyết vấn đề, tuy nhiên sau đó thì vẫn không đủ rõ ràng;
Hai là lĩnh ngộ, cũng chính là sự nhận biết trong tức thì, chủ thể đột nhiên đạt đến sự hiểu biết đối với bản chất của sự vật, hoặc nắm bắt được điểm mấu chốt của vấn đề;
Xem thêm: Bí Ẩn Phía Sau Những Người Mắc Bệnh Tâm Thần Phân Liệt
Ba là trực quan, tức trong chớp mắt, chủ thể đột nhiên lĩnh hội được vấn đề một cách chỉnh thể.
3. Điều kiện để trực giác sản sinh
Thứ nhất, để sinh ra trực giác cần phải có tri thức tương quan và sự tích lũy. Cái gọi là tri thức tương quan ở đây bao gồm tri thức kinh nghiệm có liên quan và cả tri thức lý luận chuyên ngành liên quan.
Thứ hai, có tình cảnh nhất định, chủ thể hoặc là ở trong một hoàn cảnh nhất định hoặc là quan sát được hiện tượng nhất định, hoặc trong một áp lực mang tính đột phát, hoặc là trạng thái tư duy của chủ thể tạm thời bị kích động, khiến tư duy sinh ra nguồn đột phá, và trực giác xuất hiện.
Làm thế nào để rèn luyện giác quan thứ sáu của bạn
1. Học cách lắng nghe tiếng gọi của bản thân
Cái mà tư duy trực giác dựa vào chính là cảm giác trực tiếp, nhưng không phải là nhận thức cảm tính. “Đi theo cảm giác của mình” mà người ta thường nói ngoại trừ phần biểu hiện ra thì thứ còn lại chính là nhân tố trực giác. Trực giác đòi hỏi bạn phải trải nghiệm tỉ mỉ, lĩnh ngộ và lắng nghe những thông tin, tiếng gọi từ nó.
Xem thêm: Hội Chứng Cryptomnesia- Căn Bệnh Mất Trí Đáng Sợ Mà Bạn Cần Biết.
Khi trực giác xuất hiện bạn không được chần chừ, càng không nên đè nén nó. Bạn nên “theo nước đẩy thuyền” mà đưa ra phán đoán, quyết định kịp thời.
2. Thông qua rèn luyện chuyên tâm
Tập trung vào nhịp thở hay bước đi của bạn. Sự rèn luyện chuyên tâm này có thể nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm, hiểu rõ suy nghĩ của mình, khai phá được tư tưởng lẫn sức mạnh nội tại.
3. Cố gắng loại trừ các loại ảnh hưởng và quấy nhiễu
Trực giác tuy dựa vào tri thức và kinh nghiệm từng có của bạn nhưng nó lại thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan lẫn sự phiền nhiễu trong tình cảm cá nhân. Đặc biệt là vế sau, khi một người rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghi ngờ, oán trách, phẫn nộ trong tình cảm, sự phán đoán của trực giác có thể mất đi tính khách quan.
Vì vậy, trong quá trình nảy sinh trực giác, bạn nên cố gắng loại trừ mọi ảnh hưởng và quấy nhiễu này. Sau khi trực giác xuất hiện, cũng nên tỉnh táo phân tích lại tính khách quan của nó rồi mới quyết định.
4. Ý thức bồi dưỡng sức quan sát
Đặc điểm đột ngột của trực giác chính là sức quan sát và khả năng nhìn thấu của nó. Sự quan sát cùng với trực giác lẫn góc nhìn đều có tương quan. Người có sức quan sát nhạy bén thì tần suất sinh ra trực giác càng cao, hiệu quả nhìn nhận đúng bản chất sự vật càng mạnh. Do đó, bạn nên có ý thức rèn luyện sự nhanh nhạy của sức quan sát, đặc biệt là sự quan sát đối với các sự vật vô hình như ấn tượng, cảm giác, xu thế hay tâm trạng v.v…
5. Mở rộng tri thức và khiến cho kinh nghiệm sống thêm phong phú
Trực giác sinh ra không phải là vô duyên vô cớ, không có cơ bản. nó xuất hiện dựa vào tri thức và kinh nghiệm của con người. Vì vậy, trực giác thường “ưu ái” cho người có tri thức rộng, kinh nghiệm phong phú.
Xem thêm: 5 Cách Đơn Giản Để Vượt Qua Lo Lắng
6. Giảm bớt thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ
Không ai phủ nhận mức độ cần thiết của các thiết bị công nghệ trong thời đại công nghệ số hiện nay. Tuy nhiên, khi tăng sự “kết nối” với các thiết bị, phụ nữ đang tự giảm đi phần nào sự “kết nối” với bản thân.
Hãy can đảm đặt chiếc điện thoại của bạn xuống khi không thật sự cần thiết. Những ngày cuối tuần, thay vì ôm lấy chiếc laptop để xem phim hay lướt web thì bạn nên ra ngoài đi dạo hoặc trổ tài nấu nướng cùng những người bạn thân thiết.
Thời gian đầu, việc “cai” các thiết bị điện tử sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn rằng, nên kiểm soát thời gian sử dụng chúng thay vì bỏ ngay lập tức. Ví dụ, bạn đã dành tám tiếng một ngày ngồi trước màn hình máy tính tại công ty thì khi về nhà bạn sẽ không sử dụng nữa nếu như không cần thiết. Hoặc một ngày dành ra một hai tiếng lướt web, sau đó sẽ dành thời gian để đọc một quyển sách hay viết nhật ký.
Để bảo đảm sức khỏe của bạn, bạn nên để xa các thiết bị điện tử cũng như tắt hệ thống mạng để hạn chế các bức xạ có thể ảnh hưởng xấu đến não bộ.
Thay vì nhờ các thiết bị hỗ trợ, bạn nên để trực giác nói cho bạn biết việc bạn cần làm. Lâu ngày, khả năng phán đoán của bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn.
Xem thêm: Hiệu Ứng Sleeper- Khi Sai Lầm Làm Bạn Được Yêu Quý Hơn
Kết:
Sẽ có những lúc bạn than phiền rằng, “sao giác quan thứ 6 của cô ấy/anh ấy nhạy bén thế, sao mình không được như họ”, nhưng bạn quên rằng, bạn cũng đang sở hữu “chìa khóa vạn năng”, chỉ là bạn chưa biết cách tận dụng nó, hoặc đang bị những yếu tố xung quanh che lấp mất.
Dù có bận rộn như thế nào, các bạn hãy cố gắng dành thời gian để “lắng nghe” bản thân mình. Tạo thói quen viết hoặc chụp lại các khoảnh khắc khiến bạn ấn tượng, bạn sẽ thấy được suy nghĩ của bản thân thông qua những hành động này.
Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
Tài liệu tham khảo :
- ↑http://www.the-intuitive-self.org/scripts/frameit/author.cgi?/website/author/memoir/supplements/levels_intuition.html
- ↑http://www.takingcharge.csh.umn.edu/explore-healing-practices/intuition-healthcare/can-i-develop-my-intuition
- ↑http://www.psychologytoday.com/blog/radical-remission/201405/the-science-behind-intuition
- ↑http://liveboldandbloom.com/04/health/awakening-your-sixth-sense
- ↑http://www.stratfor.com/weekly/practical-guide-situational-awareness#axzz3Pae6wy9h
- ↑http://www.psychicsuniverse.com/articles/mind-body/mind/meditation/developing-and-using-your-sixth
- ↑http://www.essentiallifeskills.net/develop-your-intuition.html
- ↑ https://www.wikihow.com/Develop-Your-Sixth-Sense