6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý

Chia sẻ

Tại một số thời điểm trong cuộc đời, ví dụ như những khi gặp khó khăn, chúng ta thường cảm thấy buồn. Nhưng thông thường, nỗi buồn sẽ trôi đi sau một thời gian. Trầm cảm lại khác. Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý, có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và các hoạt động hàng ngảy như ngủ nghỉ, ăn uống, làm việc… Do yếu tố sinh học, hormone và các tác động xã hội mà bệnh trầm cảm ở phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh này là gì?

I. Nguyên nhân gây trầm cảm ở phụ nữ

1. Giai đoạn tuổi dậy thì

Hormone thay đổi trong tuổi dậy thì có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm ở một số cô gái. Tuy nhiên, sự thay đổi tâm trạng tạm thời liên quan đến sự thay đổi của hormone trong giai đoạn dậy thì là bình thường, tức là nếu chỉ có những thay đổi này thì sẽ không gây trầm cảm.

Xem thêm:

Tuổi dậy thì thường kết hợp với những vấn đề khác có thể dẫn đến trầm cảm, như mâu thuẫn với cha mẹ hay áp lực học tập hoặc những áp lực khác. Khi đó, bạn có thể đã có những thay đổi lớn ở tuổi dậy thì mà bố mẹ đôi khi không quan tâm.

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 1

Mâu thuẫn với cha mẹ hay áp lực học tập hoặc những áp lực khác là những nguyên nhân gây trầm cảm ờ nữ giới tuổi dậy thì.

Sau tuổi dậy thì, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới. Bởi vì các bé gái thường dậy thì trước bé trai nên chúng sẽ dễ bị trầm cảm sớm hơn. Sự chênh lệch này kéo dài cho đến sau khi mãn kinh.

2. Giai đoạn tiền kinh nguyệt

Đối với hầu hết những phụ nữ bước vào giai đoạn tiền kinh nguyệt (PMS) sẽ có các triệu chứng như bụng chướng bụng, đau ngực, nhức đầu, lo lắng, cáu kỉnh, chán thường… Nhưng một số ít người khác lại có các triệu chứng nghiêm trọng làm gián đoạn công việc, mối quan hệ hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ.

Xem thêm:  Hội Chứng Mất Ngủ - Nguyên Nhân Của Suy Giảm Trí Nhớ

Vào thời điểm đó, PMS có thể trở thành chứng rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) một loại trầm cảm thường đòi hỏi phải được điều trị.

Xem thêm: 4 Loại Hormone Hạnh Phúc Mà Bạn Không Thể Thiếu Trong Cuộc Sống

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 2

Chứng rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD) một loại trầm cảm thường đòi hỏi phải được điều trị.

3. Giai đoạn mang thai

Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời gian mang thai, và những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ.

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 3

Trầm cảm khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé

4. Tình trạng trầm cảm sau sinh

Nhiều bà mẹ mới sinh con cảm thấy buồn, tức giận và cáu kỉnh vì luôn phải nghe những tiếng kêu khóc ngay sau khi sinh. Những cảm xúc này được gọi là baby blues. Chúng khá bình thường và thường giảm dần trong vòng một hay hai tuần.

Chứng trầm cảm sau sinh là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị kịp thời. Khoảng 10 – 15% phụ nữ sẽ phải đối mặt với chứng bệnh tâm lý này sau giai đoạn sinh nở.

Xem thêm: 10 Dấu Hiệu Bệnh Trầm Cảm Ở Người Lớn Thường Bị Bỏ Qua Dẫn Đến Hệ Quả Nghiêm Trọng

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 4

Chứng trầm cảm sau sinh là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị kịp thời. (vietnammoi)

Trầm cảm sau sinh được cho là liên quan đến một số nguyên nhân như sự biến động của các hormone quan trọng ảnh hưởng đến tâm trạng, trách nhiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, các vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ, các biến chứng hoặc các nhu cầu đặc biệt…

5. Giai đoạn mãn kinh

Nguy cơ trầm cảm có thể tăng lên trong quá trình chuyển sang giai đoạn mãn kinh, khi mức hormone có thể dao động thất thường. Bên cạnh đó, nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng lên trong thời kỳ mãn kinh sớm hoặc sau khi mãn kinh, đây là hai giai đoạn mà mức estrogen giảm đáng kể. Hầu hết phụ nữ gặp các triệu chứng khó chịu khi mãn kinh nhưng hầu hết không phát triển thành trầm cảm.

Xem thêm:  5 điểm mạnh của người hướng nội khiến kẻ hướng ngoại cũng phải ao ước

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 5

Nguy cơ trầm cảm có thể tăng lên trong quá trình chuyển sang giai đoạn mãn kinh

6. Hoàn cảnh sống căng thẳng

Tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở phụ nữ không chỉ do các yếu tố sinh học. Các tình huống thường gặp cuộc sống và những căng thẳng về văn hóa cũng có thể là tác nhân gây trầm cảm. Mặc dù những căng thẳng này cũng xảy ra ở nam giới, nhưng vẫn không cao bằng nữ giới.

Xem thêm: Hormone Serotonin & Hội Chứng Serotonin Tác Động Lên Cơ Thể Người

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ như lo lắng, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng rượu bia hay chất kích thích.

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 6

Các tình huống thường gặp cuộc sống và những căng thẳng về văn hóa cũng có thể là tác nhân gây trầm cảm.

II. Dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Buồn buồn chỉ là một phần nhỏ của trầm cảm. Trên thực tế, một số người bị trầm cảm không cảm thấy buồn. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở nữ giới cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác về mặt thể chất như: Đau nhức, đau đầu, chuột rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Một người bị trầm cảm cũng có thể gặp khó khăn khi ngủ, thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi.

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 7

Một người bị trầm cảm cũng có thể gặp khó khăn khi ngủ, thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi. (Vietnamnet)

Nếu bạn đã trải qua bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng sau đây trong ít nhất 2 tuần, rất có thể bạn đang bị trầm cảm:

Xem thêm:  Hiệu Ứng Hào Quang: Trông Mặt mà Bắt Hình Dong Liệu Có Đúng Hay Không?

– Tâm trạng buồn bã, lo lắng, hoặc “trống rỗng” liên tục

– Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan

– Dễ cáu gắt

– Cảm giác tội lỗi, vô giá trị hoặc bất lực

– Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi

– Khó ngủ, thức dậy sớm, hoặc ngủ quên

– Không quan tâm hoặc thích thú tới bất kì hoạt động nào

– Di chuyển hoặc nói chuyện chậm hơn

– Cảm thấy bồn chồn hoặc có vấn đề ngồi yên

– Khó tập trung, ghi nhớ, hoặc ra quyết định

– Thay đổi trong sự thèm ăn và/hoặc trọng lượng cơ thể

– Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc những nỗ lực tự tử

– Đau hoặc đau, nhức đầu, chuột rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa mà không có nguyên nhân rõ ràng và/hoặc không giảm đi ngay cả khi điều trị

Xem thêm: Trầm cảm là gì? – Nguyên nhân & 16 dấu hiệu bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng và nguy hiểm

6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý 8

Thay đổi trong sự thèm ăn và/hoặc trọng lượng cơ thể là một trong những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Trên thực tế, trầm cảm nguy hiểm và đáng sợ hơn chúng ta nghĩ. Hãy nắm rõ các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh trầm cảm ở phụ nữ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn mỗi ngày bạn nhé!

Về Trang Chủ: TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI

 

 

 

 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *