Hiệu Ứng Quá Giới Hạn

Chia sẻ

Hiệu ứng quá giới hạn là một dạng tâm lý thái quá của con người. Biết được hiệu ứng này, cách cư xử định hướng nhân cách con người sẽ dễ dàng và đúng đắn hơn.

Giới thiệu về hiệu ứng quá giới hạn

Hiệu ứng quá giới hạn là một trạng thái tâm lý có phần tiêu cực của con người. Hiệu ứng này chứng minh rằng, điều gì nhiều quá, tác dụng lâu dài quá cũng không tốt.

Hiệu ứng chứng tỏ việc kích thích quá nhiều, trong thời gian dài, kích thích quá mạnh sẽ khiến cho tâm lý cực kì khó chịu và có xu hướng phản kháng. Bất kì ai dưới tác động của sự kích thích lớn vậy đều sẽ bị tác động của hiệu ứng tâm lý này

2..Hiệu ứng quá giới hạn

Xem thêm:

Mô tả về hiệu ứng quá giới hạn

Người ta phát hiện ra hiệu ứng này là từ câu chuyện của tác giả Mark Twain nổi tiếng của Mỹ. Mark Twain có lần nghe mục sư giảng bên trong nhà thờ. Ban đầu, ông cảm thấy mục sư giảng hay, ông có ý định quyên góp tiền. Nhưng sau 10 phút, ông cảm thấy mất kiên nhẫn dần, nên quyết định quyên ít tiền lại. Nhưng sau thêm 10 phút nữa, mục sư vẫn tiếp tục bài giảng, ông cảm thấy khó chịu và quyết định không quyên góp nữa.

Xem thêm:  6 Nỗi khổ của người hướng nội không phải ai cũng biết

Mark Twain đã bị kích thích trong thời gian dài, khiến ông không chịu được và thay đổi ý định của mình. Đây là cách mà hiệu ứng quá giới hạn được phát hiện. Từ đó, người ta thường giảm bớt tình trạng kích thích, nhắc lại thái quá một vấn đề để tránh hiệu ứng này sinh ra làm ảnh hưởng đến tâm lý.

Ứng dụng của hiệu ứng quá giới hạn

Hiểu được quy luật của hiệu ứng này và tác động của nó đến tâm lý con người, chúng ta đã đưa ra được phương hướng và cách hành xử đúng đắn. Trong trường học, để tránh hiệu ứng này, giáo viên thường được yêu cầu không gây áp lực quá lớn, lâu dài cho học sinh, để các em không bị khó chịu, để rồi phản kháng quá mức.

Đặc biệt, trong việc hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái, người ta thường áp dụng kiến thức hiệu ứng này để điều chỉnh. Cha mẹ được khuyên là không khiển trách con quá mức khi phạm lỗi mà phải nhắc nhở theo góc độ, góc nói phù hợp. Điều này để tránh tối đa trường hợp con trẻ giữ tâm lý căng thẳng mãi không buông, sinh ra sự phản kháng, chán ghét, phản nghịch.

Kiến thức về hiệu ứng quá giới hạn còn được ứng dụng trong việc quản lý nhân sự, quản lý công ty của nhiều doanh nghiệp, công ty. Hiểu được hiệu ứng này, việc quản lý, là điều chỉnh tâm lý con người sẽ dễ dàng, đơn giản, thoải mái hơn.

Xem thêm:  8 Sự Thật Về Tâm Lý Con Trai Khi Say

Trở về trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *