Những khuyết điểm của người hướng nội mà bạn nên biết

Chia sẻ

“Lắm tài thì nhiều tật”, quả thực, không có tính cách nào là hoàn hảo. Dù những điểm mạnh có tuyệt vời đến đâu, vẫn tồn tại những khuyết điểm của người hướng nội có thể gây ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống cá nhân của những người mang nét tính cách này. 

Những khuyết điểm của người hướng nội

Những khuyết điểm của người hướng nội

Bởi vậy, bên cạnh nắm bắt những điểm mạnh để phát huy, những người hướng nội cũng cần ý thức rõ về những nhược điểm của mảng tính cách này để khắc phục hoặc hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới cuộc sống hàng ngày. Hôm nay, hãy cùng khám phá 5 nhược điểm của người hướng nội nhé!

1. Cảm giác cô đơn, lạc lõng luôn thường trực khi ở giữa đám đông

Khuyết điểm của người hướng nội là sự kém hòa nhập. Vì yêu thích không gian một mình, người hướng nội thường gặp khó khăn khi ở giữa những đám đông ồn ào. Nếu như sự náo nhiệt tạo nên nguồn năng lượng cho người hướng ngoại thì ở “nửa kia thế giới”, chính những tiếng ồn đó lại dễ dàng rút cạn năng lượng của những kẻ hướng nội.

Sự cạn kiệt năng lượng, khó khăn khi hòa nhập khiến người hướng nội hiếm khi vui vẻ giữa đám đông. Bởi vậy, cảm giác cô đơn, lạc lõng trong đám đông là một khuyết điểm của người hướng nội thường gặp nhất.

Những khuyết điểm của người hướng nội

Dễ cảm thấy lạc lõng giữa đám đông

Không thể phủ nhận rằng “thế giới một người” tạo nên sự độc lập cho người hướng nội, những người mang tính cách này cần hiểu được một thực tế rằng, dù muốn hay không, chúng ta vẫn cần phải sống trong những tập thể nhất định. Vì vậy, thay vì chối bỏ hay tránh né, họ nên tìm cách hòa nhập, dù việc này sẽ tốn nhiều thời gian đến đâu.

Xem thêm:

Xem thêm:  5 lỗi ngôn ngữ cơ thể người tự tin không bao giờ mắc

2. Những khuyết điểm về “chiều rộng” dễ cản trở thăng tiến của những người hướng nội

Có một sự thực rằng người hướng nội luôn kém trong những thứ liên quan đến “chiều rộng”. Họ không có những mối quan hệ rộng, hiếm khi hiểu biết rộng rãi nhiều vấn đề. Với tính cách thích đào sâu, nghiên cứu, những người mang nét tính cách này thường nắm bắt các vấn đề một cách chắc chắn và sâu sắc.

Trong nghiên cứu, sự đào sâu sẽ giúp họ đạt được những thành tựu. Tuy nhiên, khi thăng tiến trong công việc, thói quen này lại tạo nên một khuyết điểm của người hướng nội.

Những khuyết điểm của người hướng nội

Hạn chế mở rộng các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống

Khác với khi làm công việc chuyên môn, vị trí quản lí đòi hỏi khả năng kết giao rộng rãi, cũng như hiểu biết đa dạng để dễ dàng điều phối đội nhóm. Vì vậy, nếu mong muốn “leo cao” trên nấc thang sự nghiệp, người hướng nội nên tìm cách khắc phục yếu điểm này bằng cách chịu khó tìm tòi, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với những người khác.

Xem thêm:

3. Nỗi sợ thất bại – kẻ thù lớn của những người hướng nội

Thất bại luôn là điều chẳng ai mong muốn, thế nhưng nếu người hướng ngoại luôn sẵn sàng hành động, xông pha không ngại ngần thì người hướng nội thường chần chừ bởi hàng tá những câu hỏi, sự lo sợ. Sự chắc chắn và cẩn thận trong suy nghĩ khiến họ phải cân nhắc kĩ lưỡng mọi yếu tố có thể. Với họ, sự thất bại là một biến cố lớn.

Vì vậy, bạn sẽ thấy sau thất bại, những người hướng nội sẽ trở nên thu mình hơn hẳn, dù chẳng ai trách phạt, họ đã tự dằn vặt bản thân mình rất nhiều. Thậm chí, sự thất bại đó sẽ khiến họ càng trở nên dè dặt hơn trong những lần tiếp theo.

Những khuyết điểm của người hướng nội

Lo sợ thất bại

Thế nhưng, “thất bại là mẹ thành công”, sợ thất bại là khuyết điểm của người hướng nội khiến họ dễ bị cản trở tới thành công. Lời khuyên ở đây cho người hướng nội là hãy biết vượt qua chính nỗi sợ của bản thân mình để vươn tới những thành tựu mới!

Xem thêm:  Hiệu Ứng Survivorship Bias

Xem thêm:

4. Không dễ dàng tái tạo năng lượng của bản thân

Như đã nói bên trên, người hướng nội dễ mất năng lượng khi ở giữa những đám đông ồn ào. Vì vậy, khả năng tái tạo năng lượng cũng có thể coi là một khuyết điểm của người hướng nội. 

Dường như trong thế giới của người hướng nội, mọi nhịp độ đều trở nên chậm rãi hơn, và việc tái tạo năng lượng cũng vậy, họ cần nhiều thời gian hơn nhóm hướng ngoại để “hồi phục”. Không chỉ vậy, để tái tạo được năng lượng, họ còn cần không gian yên tĩnh và một mình, chẳng hạn như ngủ vùi hay nằm nghe nhạc, đọc sách trong phòng riêng.

Những khuyết điểm của người hướng nội

Tốn nhiều thời gian để nạp lại năng lượng cho bản thân

Rõ ràng, trong cuộc sống hối hả như hiện nay, khuyết điểm của người hướng nội này sẽ khiến họ mất thêm một lợi thế cạnh tranh. Để khắc phục, những người hướng nội có thể cố gắng tự tạo cho mình những không gian riêng linh động hoặc thường xuyên rèn luyện cơ thể để có thể duy trì được nguồn năng lượng nội tại của mình tốt hơn.

Xem thêm:

5. Sự nhạy cảm – món quà hay khuyết điểm của người hướng nội?

Với người hướng nội, mọi cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực đều được phóng đại lên nhiều lần. Cũng vì vậy mà họ thường tránh những kích thích khiến họ cảm thấy “vượt ngưỡng” như đám đông náo nhiệt, hành động mạo hiểm, …Đây cũng là cội nguồn tạo nên nét tính cách đặc trưng của những người hướng nội như rụt rè, cẩn thận, yêu thích sự yên tĩnh và cảm giác một mình.

Xem thêm:  Phương Pháp ‘Cắt Giảm’ Cuộc Sống, Muốn Ít Để Được Nhiều

Khuyết điểm của người hướng nội này khiến họ thường hay suy nghĩ, khó thoát ra khỏi nỗi buồn hơn. Họ có những nỗi buồn dai dẳng, sâu sắc. Điều này trên thực tế sẽ gây ra không ít tác động tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là công việc. Do đó, những người mang tính cách này nên cố gắng khắc phục nhược điểm bằng cách sống lý trí hơn, hay biết cách tự tạo ra niềm vui cho bản thân mình để cân bằng lại.

Những khuyết điểm của người hướng nội

Nhạy cảm với mọi thứ xung quanh – đặc biệt là phán xét của mọi người về bản thân mình

Thực tế, không có ai hướng nội hay hướng ngoại hoàn toàn. Mỗi người đều là sự hòa trộn giữa hai phần tích cách đặc biệt này. Tùy vào phần tích cách hướng nội của bạn bộc lộ nhiều hay ít mà bạn sẽ bộc lộ ra những điểm mạnh và điểm yếu của màng tính cách này rõ hay không.

Vì vậy, dù ít hay nhiều, ai cũng mang những khuyết điểm của người hướng nội. Thay vì trở nên khép kín và tự ti, chúng ta nên chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách để có thể sống nhẹ nhàng, hạnh phúc và thành công.

Quay về trang chủ: Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ