Vì Sao Con Người Lại Sử Dụng Chất Gây Nghiện

Chia sẻ

Một vài người đang trong nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện (substance abuse) và tiến triển thành rối loạn nghiện chất (addiction disorders). Sự rối loạn của họ có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm gen di truyền, hoàn cảnh gia đình, những yếu tố tâm lý, và các chuẩn mực xã hội. Nhìn chung, những nhân tố này khiến giá trị của việc sử dụng chất gây nghiện đối với mỗi cá nhân trở nên cao hơn, mặc dù quyết định này có thể ngược lại với những quyền lợi lâu dài của họ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, một nguyên nhân của người này có thể không phù hợp với người khác. Hầu hết những người ở trong nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện không trở thành một kẻ nghiện ngập.

1. Gen di truyền

Sự ưu tiên của mỗi cá nhân trong việc tiến hành hành động này so với hành động khác thì được hình thành bởi sự tác động qua lại giữa gen di truyền với những kinh nghiệm trong quá khứ của họ. Và sự tác động giữa gen di truyền với môi trường xã hội có thể lý giải lý do vì sao một số người trở nên nghiện ngập và một số thì không (Kreek et al., 2005). Ví dụ, bởi vì chịu tác động từ yếu tố gen di truyền, con cái của những người nghiện rượu thì nguy cơ cao có những vấn đề về rượu trong tương lai, và rất nhiều đứa trẻ trong số chúng bộc lộ mức độ cao các hành vi bốc đồng.

Xem thêm : 

  • Cách ‘Cắt Giảm’ Cuộc Sống
  • Hội Chứng Tâm Thần Phân Liệt Ảo Giác – Paranoid Schizophrenia

2. Quan điểm văn hóa

Nguyên nhân mà một người gắn liền với việc sử dụng chất kích thích thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cộng đồng mà người đó sinh sống (Wilson, 2005). Ví dụ, học sinh sẽ uống rượu nhiều hơn ở những khuôn viên trường có văn hóa uống rượu mạnh mẽ, có ít các chính sách trong việc kiểm soát sử dụng đồ có cồn tại khuôn viên trường và nhập rượu dễ dàng hơn thông qua những “củng cố” đặc biệt và giá cả “phải chăng” từ những cửa hàng và quán bar địa phương (Sher và Rutledge, 2007). Những quy chuẩn xã hội giúp chúng ta xác định trong những hoàn cảnh nào thì thích hợp sử dụng đồ có cồn và chỉ nên dùng bao nhiêu.

Xem thêm:  Chia sẻ 4 cách kiềm chế cảm xúc khi dạy con hiệu quả

VÌ SAO CON NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

3. Sự thúc đẩy tài chính

Xem thêm : Hiệu Ứng Quá Giới Hạn

Đã có bằng chứng chỉ ra rằng chúng ta sẽ ngưng sử dụng chất gây nghiện khi giá cả trở nên quá cao (Dalrymple,2006). Những bang có tỉ lệ người hút thuốc ít nhất là những nơi có luật hút thuốc trong nhà gay gắt nhất và giá tiền của thuốc lá bị tăng lên. Nói chung, khi giá cả thuốc lá tăng lên thì con người sẽ hút ít hơn. Việc tăng giá thuế của các đồ có cồn dẫn tới sự giảm thiểu sự tiêu thụ đồ có cồn nói chung và tình trạng say xỉn, uống rượu quá chén nói riêng.

4. Tính cách

Bốc đồng là một đặc điểm tính cách mà thường được xem là yếu tố nguy hiểm của việc lạm dụng đồ có cồn và những chất gây nghiện khác (MacKillop,2016). Người nghiện cho rằng những lợi ích lâu dài thì không có giá trị bằng những lợi ích trước mắt. Sự ưu tiên quá thể cho những lợi ích trước mắt và mặc kệ những hậu quả lâu dài sẽ dẫn đến những vấn đề với sự nghiện ngập.

VÌ SAO CON NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

Xem thêm :  Nỗi sợ hãi giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn

5. Tự dùng thuốc (Self-medication)

Lý thuyết tự dùng thuốc cho rằng nguyên nhân chính của rối loạn nghiện là sự đau khổ (Khantzian, 2012). Cụ thể, những cá nhân thiếu kĩ năng điều chỉnh cảm xúc (phù hợp để điều khiển những phản ứng cảm xúc và đồng cảm với những cảm xúc tiêu cực) sử dụng chất gây nghiện như một sự cố gắng để điều khiển trạng thái tiêu cực hoặc đau khổ. Đồ có cồn thường xuyên được sử dụng như một cách để đương đầu với những mối lo xã hội. Càng ngưng uống, ít nhất là tạm thời, những lo lắng càng trở nên trầm trọng. Mate (2010) cho rằng hành vi nghiện ngập sau cùng được sinh ra bởi sự miễn cưỡng cho phép bản thân thực sự cảm thấy và trải nghiệm nỗi đau, thất vọng, sợ hãi và tất cả những cảm xúc tiêu cực mà vốn dĩ là một phần của việc làm người. Thay vào đó, chúng ta sử dụng “đường tắt” bằng chất hóa học để tránh những cảm xúc ấy rồi cuối cùng bị kẹt luôn ở đó.

Xem thêm:  5 Lợi Ích Của Việc Vẽ Tranh Trong Cuộc Sống

6. Những người nghiện cô đơn

Người nghiện thường thiếu đi những tương tác tích cực từ mọi người đủ để giữ vững được hạnh phúc, và họ bám vào các chất gây nghiện phần nào như việc tự dùng thuốc (Panksepp, 2012). Cảm giác bị cô lập là nguyên nhân chính của việc không hạnh phúc. Những trải nghiệm cá nhân về sự cô đơn rất đau đớn. Đó là lý do vì sao chúng ta ăn kem hoặc những đồ ăn có chất béo khác khi chúng ta ngồi ở nhà và cảm thấy mình hoàn toàn cô đơn trên thế giới này. Những rắc rối trong việc tự điều chỉnh nói riêng cho rằng sự cô đơn được biểu lộ qua việc lạm dụng đồ có cồn, lạm dụng chất gây nghiện, các vấn đề về ăn uống, và thậm chí tự tử. Hơn nữa, những người sử dụng chất gây nghiện nặng có thể tránh hoặc xa lánh gia đình hoặc bạn bè – những người không sử dụng. Giả thuyết kiểm soát xã hội cho rằng việc thiếu hụt sự quan tâm từ gia đình và bạn bè dẫn tới việc con người bỏ bê bản thân và thích thú với những hành vi tổn hại sức khỏe, như ăn đồ có hại cho sức khỏe và không luyện tập.

Xem thêm : Thế Giới Này Chỉ Có 5 Loại Người, Bạn Thuộc Loại Nào?

VÌ SAO CON NGƯỜI SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

7. Vạn dặm trường chinh bắt đầu bằng một bước chân bình thường (The journey of a thousand miles begins with one step)

Những lựa chọn cái mà tạo ra cuộc sống không ai mong muốn thì được đưa ra mà không suy nghĩ việc gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng không được đưa ra dưới sự suy xét cho cuộc sống lâu dài. Trong bất cứ điều kiện nào, sử dụng chất gây nghiện (hoặc ăn quá độ) sản sinh ra những tổn hại hạn chế. Sự tổn hại xảy ra sau khi sự nuông chiều được lặp đi lặp lại. Không có ai lựa chọn trở thành một kẻ nghiện ngập. Một ngày sử dụng chất gây nghiện không có nghĩa bạn là một người nghiện. Nhưng khi các ngày chồng chất lại, hành vi nghiện ngày càng hiện rõ nét hơn. Do đó, 1 người không bao giờ lựa chọn trở thành kẻ nghiện, kết cục lại trở thành một người như vậy (Hyman, 2009).

Xem thêm:  7 cách giúp bạn dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc

Xem thêm : Hiệu ứng Westerners

Nguồn: PsychologyToday

Quay Lại Trang Chủ 


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *