Lời Nói Và Sự Tổn Thương


Một lời đơn giản có thể mang đến tổn thương, một câu chân thành cũng đủ sưởi ấm mùa đông giá lạnh. Có những lúc chúng ta nghĩ rằng, “lời nói gió bay” và sẽ chẳng có vấn đề nghiêm trọng nếu chẳng may nói lời không hay với ai đó. Thậm chí còn cho rằng một câu xin lỗi cũng đủ thể hiện thành ý của mình rồi.

Tôi có một người bạn rất tốt bụng. Cô ấy thường quan tâm đến người khác và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người khi cần, kể cả những người mới quen. Thế nhưng, cô không được nhiều người quý mến, bởi cô thường nói quá nhiều.
Khi ai đó gặp chuyện buồn, cô luôn rất quan tâm đến họ nhưng những người bạn thường không muốn chia sẻ cùng, bởi cô thường nói nhiều hơn là lắng nghe. Cô cũng thường hay nói những câu bông đùa hoặc quá “thẳng thắn” khiến người khác tổn thương như: “Cái áo cậu mới mua xấu quá”, “Anh như vậy thì không có người yêu cũng phải”, “Tại sao chị lại mua bộ đồ này chứ. Nó đắt mà chẳng có gì nổi bật”…

“Rượu ngon uống mãi cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.

Xem thêm : 

Lời Nói Và Sự Tổn Thương

Mặc dù mọi người đều biết bản tính lương thiện của bạn tôi nhưng vì cô ấy ăn nói vụng về và thường không quan tâm suy nghĩ của người khác nên không ai thoải mái khi nói chuyện với cô. Đúng như người xưa vẫn nói: “Rượu ngon uống mãi cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Quả là có những sự việc chúng ta vẫn không nên nói thì tốt hơn. Nhất là mỗi khi nói ra, chúng ta phần nhiều đều là áp đặt quan điểm của mình lên người khác chứ hiếm khi đứng tại vị trí của họ mà xét vấn đề.

Xem thêm:  Tâm Lý Học Tình Yêu Những Điều Nên Biết

Cha mẹ sốt ruột con cái còn độc thân, thúc giục phải cưới. Những ai đã ly hôn thì rêu rao rằng hôn nhân chỉ là giả dối, là mồ chôn của tình yêu, đừng nên tiến vào làm gì. Người đã đi làm thấy những người học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ là lãng phí thời gian. Người khởi nghiệp lại thấy những người đi làm thuê là đang đem bán linh hồn cho kẻ khác.

Ai đã mua nhà thì giục người khác phải mua được nhà bằng mọi giá…

Bạn đang thưởng thức ngon lành cái bánh ngọt, lập tức có người tới bên cạnh liên tục nói đồ ngọt tăng cân; cuối tuần hứng thú lên thư viện đọc sách, lại có người khuyên bạn nên ra ngoài vận động; bạn muốn đi biển, thế là có người phàn nàn đi biển đen da. Mặc dù họ cũng là muốn tốt cho bạn, nhưng những câu nói ấy rất dễ làm tụt cảm xúc. Mà như thế thì mấy lời “quan tâm” ấy có khác gì những câu vu vơ của người xa lạ?

Xem thêm : Giải Mã Trái Tim Với Tâm Lý Học Tình Yêu Cơ Bản

Lời Nói Và Sự Tổn Thương

Chúng ta vẫn thường và hầu hết đều như vậy: dùng những trải nghiệm của bản thân để đưa ra lời khuyên cho người khác, tệ hơn nữa là cố gắng thay đổi họ theo ý mình. Khi thành công, người ta nói để được ngưỡng mộ, tán dương; còn khi lựa chọn của họ đem đến một sai lầm, người ta lại chia sẻ để mong tìm được sự đồng cảm, tán thành.

Xem thêm:  Đừng Để Tuổi 30 Là Những Điều Tiếc Nuối

Con người dù ngoài miệng vẫn luôn rao giảng rằng không quan tâm người khác nghĩ gì, nhưng trong tâm ai cũng sẽ có lúc yếu đuối, bị những lời nói của người khác làm cho dao động. Nhìn bên ngoài họ vẫn ổn, vẫn cố gắng nở nụ cười nhưng trong lòng đã tổn thương như ngàn vết dao cắt. Vậy nên, những khi tâm trạng bất ổn, mong bạn hãy nói từ từ, hoặc đừng nói gì cả. Ngôn ngữ tuy vô hình nhưng lực sát thương của nó không hề nhỏ.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *