2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết


Bạn đã bao giờ tự hỏi, nhân cách con người hình thành như thế nào? Tại sao con người lại có nhân cách khác nhau? Và các căn bệnh về nhân cách được tâm lý học hành vi về nhân cách lý giải ra sao?

2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết 1

1. Học thuyết B. F. Skinner

Để xác định hành vi và nhân cách có mối quan hệ gì, B. F. Skinner (1904-1990) – một nhà tâm lý học nổi tiếng thời bấy giờ đã thí nghiệm như sau:

Một con chuột được thả vào một cái hộp có một nút nhỏ đặt bên trong. Khi chuột ấn nút xuống, thức ăn sẽ rơi xuống. Ban đầu con chuột chạy khắp nơi trong hộp và vô tình một lần đạp phải cái nút nhỏ và phát hiện ra thức ăn rớt xuống. Tất nhiên sau đó chuột liên tục đạp vào nút và hăm hở mang thức ăn rớt xuống xếp vào một góc hộp.

Trong thí nghiệm trên, con chuột là mô phỏng của con người, thức ăn là tác nhân củng cố và việc con chuột đạp nút – đem thức ăn xếp vào một góc gọi là lối vận hành, hay hành vi xảy ra ngay sau khi có tác nhân củng cố.

Nếu con chuột liên tục lấy được thức ăn sau mỗi lần đạp nút, Skinner kết luận là: Một hành vi khi có sự xuất hiện của kích thích tác nhân củng cố sẽ tạo một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy và sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai.

Nếu con chuột không được cho thức ăn mỗi khi đạp vào nút, sau vài lần cố gắng, chuột sẽ ngừng hành vi đạp vào nút, nhà tâm lý học lại đưa ra kết luận: Một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy sẽ giảm đi trong tương lai.

Xem thêm:  Học cách kiềm chế cảm xúc trong giao tiếp rất quan trọng để tiến tới thành công

Thí nghiệm này của Skinner là một đóng góp to lớn cho ngành tâm lý học hành vi về nhân cách. Toàn bộ học thuyết của B. F. Skinner dựa trên nguyên lý vận hành có điều kiện.

Nguyên lý vận hành có điều kiện là các sinh thể luôn luôn ở trạng thái vận hành trong môi trường sống của mình. Trong quá trình vận hành có chủ ý này, những sinh thể tiếp cận có chú ý nhiều hơn với những kích thích đặc biệt có ảnh hưởng đến những vận hành ấy (tác nhân củng cố).

Trở lại thí nghiệm trên, giả sử con chuột ngừng hành vi đạp nút vì không nhận được thức ăn, sau đó thức ăn lại được cung cấp khi chuột đạp vào nút. Khi đó, hành vi của chuột trở nên nhanh hơn lần đầu tiên chuột vô tình phát hiện ra thức ăn.

Xem thêm:

Lý giải cho hiện tượng này, Skinner đã dựa vào quá trình vận hành phản xạ có điều kiện: Một hành vi tạo ra một kết quả, và kết quả ấy sẽ thuyết phục sinh thể để tạo ra một xu hướng lặp lại những hành vi ấy trong tương lai.

Đơn giản là, tác nhân củng cố đã thiết lập một lịch trình củng cố trong quá khứ và đây là một quá trình gợi nhớ. Nhiệm vụ của nó là thúc đẩy tần suất một vận hành nhất định trong tương lai. Nghĩa là một hành vi sẽ xảy ra nhiều hơn sau khi sinh thể tiếp cận với nguồn kích thích có lợi.

Xem thêm:  Tại sao con người lại thích đi đường tắt? 2 mặt lợi và 4 mặt hại của nó

2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết 2

2. Con người là cái mà họ làm

Từ học thuyết của B. F. Skinner, chúng ta có được cái gọi là thuyết nhân cách hành vi. Đây là một trong những học thuyết quan trọng hình thành nên ngành tâm lý học hành vi về nhân cách hiện đại.

Trong dân gian, người ta quan niệm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, hàm ý tính cách hay nhân cách con người không phụ thuộc vào cha mẹ mà phụ thuộc vào tự nhiên, vào một thế lực nào đó trong vũ trụ.

Thực chất, sự hình thành nhân cách dưới góc nhìn khoa học, cụ thể hơn là tâm lý học hành vi hoàn toàn không liên quan gì đến sự kỳ bí của vũ trụ hay một thế lực siêu nhiên nào cả.

Con người là cái mà họ làm. Điều này là kết luận đúc rút ra từ thí nghiệm của Skinner và nó không thể đúng hơn. Nhân cách được trau dồi, hoàn thiện và trở nên đặc sắc nhờ vào cái gọi là “thói quen”. Tất cả những gì hình thành nên một con người, phân biệt họ với người khác chính là “cái mà họ làm”, “tần suất cái mà họ làm”.

Ví dụ, em bé ném đồ chơi, tuy hành vi phạt em (bằng cách phát vào mông) có thể cản ngăn việc em ném đồ thơi trong khi cha mẹ có mặt, nhưng sau lưng cha mẹ thì em sẽ vẫn ném đồ chơi vì đây là điều em thích thú.

Nếu phạt em bé, em sẽ rơi vào lịch củng cố thay đổi và như thế em sẽ nhớ đến việc ném đồ chơi lén sau lưng cha mẹ lâu hơn. Cuối cùng, em chỉ ngừng ném đồ chơi vì sợ mình bị phát giác chứ không phải vì tự giác bỏ thói quen này.

Xem thêm:  Major Depressive Disorder- Hội Chứng Rối Loạn Suy Nghĩ Do Trầm Cảm

Từ góc nhìn này của tâm lý học hành vi về nhân cách có thể thấy, hành vi có tác động chủ yếu lên việc hình thành nhân cách. Hành vi cũng phụ thuộc khá nhiều vào môi trường xung quanh (các tác nhân củng cố). Vì thế, có thể nhận định, con người có mối tương quan chặt chẽ với những gì họ gây ra.

Xem thêm: Bí quyết giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc đời

2 Khái Niệm Về Nhân Cách Hành Vi Mà Bạn Nên Biết 3

Chủ đề về nhân cách không thể nào gói gọn chỉ trong một bài viết. Tuy nhiên, việc hiểu biết hơn về nhân cách từ cách tiếp cận hành vi đã giúp chúng ta hiểu ra nhiều điều về những gì bản thân có thể kiểm soát, điều chỉnh nhằm trở thành những người tốt nhất.

Trở về trang: Tâm Lý Học Hiện Đại


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *