8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm

Chia sẻ

Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ cả về thế chất lẫn tinh thần. Vào thời điểm này, bé dễ gặp các vấn đề tâm sinh lý. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý để giúp bé tránh trầm cảm tuổi dậy thì.

1. Rối loạn cảm xúc

Nguyên nhân gây khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì thường được cho là do sự gia tăng nhanh chóng của các hormone sinh dục cùng sự phân biệt rõ về giới làm nảy sinh các trạng thái cảm xúc mới rất nhạy cảm. Sự tăng lượng hormone estrogen trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng, tâm lý chống đối và tăng tỷ lệ trầm cảm

Xem thêm:

Nếu bạn không hiểu rõ những cảm xúc này, can thiệp quá nhiều vào vấn đề của bé thì dễ làm nảy sinh xung đột giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến rối loạn cảm xúc và dần có nguy cơ tăng tỷ lệ trầm cảm tuổi dậy thì

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 1

Sự tăng lượng hormone estrogen trở nên dễ cáu gắt, nổi nóng, tâm lý chống đối và tăng tỷ lệ trầm cảm  (baomoi)

Nói một cách dễ hiểu thì rối loạn cảm xúc là tình trạng rối loạn tại não bộ, gây ra hoạt động bất bình thường về mặt tinh thần. Chẳng hạn, bé có thể chuyển từ cảm xúc tích cực sang tiêu cực hoặc ngược lại một cách nhanh chóng. Trẻ có triệu chứng mất ngủ, chán ăn, mất tập trung, hay quên,… thì bạn có thể cân nhắc đến vấn đề đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý.

2. Con trở nên buồn bã hơn thường lệ

Con có những triệu chứng như buồn bực, cáu kỉnh trong gần như cả ngày, hầu hết các ngày trong tuần và kéo dài trong ít nhất 2 tuần.

Xem thêm:6 Nguyên nhân & 10 dấu hiệu nhỏ của bệnh trầm cảm phụ nữ phải chú ý

Xem thêm:  Cách lựa quà tặng người yêu theo 12 cung hoàng đạo

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 2

Buồn bực, cáu kỉnh trong gần như cả ngày, hầu hết các ngày trong tuần và kéo dài trong ít nhất 2 tuần

Một số em khác tỏ ra buồn nản, thiếu năng lượng. Một việc nhỏ nhặt cũng khiến trẻ khó chịu, nổi xung và không thể thư giãn. 

3. Cảm thấy tự ti

Thời điểm dậy thì, cơ thể của các em sẽ thay đổi nhanh chóng, thay đổi vóc dáng cũng có thể khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, nổi mụn trên mặt cũng có thể khiến trẻ tự ti. Lúc này, các em sẽ có thấy bản thân khác với các bạn và bị phân biệt đối xử. (vnexpress)8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 3

Các em sẽ có thấy bản thân khác với các bạn và bị phân biệt đối xử.

Chính nguyên do này là một trong những chất xúc tác khiến trẻ dễ dơi vào trạng thái trầm cảm ở tuổi dậy thì.

4. Con của bạn đã mất hứng thú với những thứ con thường thích làm

Có thể con không còn muốn chơi guitar hay bóng đá, những thứ con thường say sưa.

Con cũng xa lánh mọi người, không muốn đi chơi với bạn bè và gia đình – thậm chí cả những người mà con thường thấy thú vị hoặc vui vẻ khi ở cùng.

Xem thêm: 6 Cách Rèn Luyện Giác Quan Thứ 6 Bạn Cần Biết

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 4

Con cũng xa lánh mọi người, không muốn đi chơi với bạn bè và gia đình

5. Con mất tập trung, hay cãi vã

Tâm trạng ảnh hưởng một cách lâu dài và trầm trọng đến cuộc sống của con theo cách: con thường xuyên gây hấn với mọi người, cãi vã và khủng hoảng trong nhiều mối quan hệ.

Cũng có thể, tâm trạng của con rất thất thường và hay thay đổi. Từ cãi vã, gây hấn, lúc buồn vui và sau đó là tự cảm thấy không được mọi người quan tâm. Con sẽ tự thu mình lại và cô lập bản thân.

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 5

Từ cãi vã, gây hấn, lúc buồn vui và sau đó là tự cảm thấy không được mọi người quan tâm (suckhoevadoisong)

6. Thói quen ăn ngủ của con thay đổi

Cô/cậu bé tuổi teen đang gặp vấn đề tâm lý sẽ cảm thấy ít khi đói hơn. Có thể con không bị sụt cân, nhưng cảm giác chán ăn rất rõ rệt.

Xem thêm:  17 Câu Trả Lời Nói Lên Tác Hại Ghê Gớm Của Bệnh Trầm Cảm

Xem thêm: Hormone Serotonin & Hội Chứng Serotonin Tác Động Lên Cơ Thể Người

Về giấc ngủ của con, có hai trường hợp xảy ra. Có thể con khó ngủ hơn, hoặc con ngủ rất nhiều nhưng lúc nào cũng trong tình trạng rất mệt mỏi, thiếu năng lượng.

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 6Ở tuổi teen, trẻ đang gặp vấn đề tâm lý sẽ cảm thấy ít khi đói hơn.

7. Cảm thấy không hài lòng về bản thân

Con cảm thấy tuyệt vọng, thấy không hài lòng về bản thân dù không có lý do rõ ràng. Tình trạng luôn buồn bã, dễ thất vọng, mệt mỏi, bi quan, không quan tâm đến những thứ xung quanh… thường xuyên xảy ra với các cô bé/cậu bé có dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Khi bị trầm cảm, trẻ thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. Thậm chí, rất nhiều trẻ chỉ quan tâm tới thế giới “ảo” và sống trong thế giới này. Điều này khiến cho cuộc sống của trẻ trở nên nhàm chán, u ám, thiếu niềm tin…

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 7

Khi bị trầm cảm, trẻ thường tự cô lập mình với thế giới bên ngoài. (soha)

8. Con của bạn có hành vi nguy cơ cao

Đây là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng mà cha mẹ nhất định không nên bỏ qua. Có thể con sẽ có dấu hiệu nghĩ đến hoặc thực sự có hành vi lạm dụng chất kích thích hay tình dục không an toàn.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Bệnh Rối Loạn Phân Ly Tập Thể

Ở giai đoạn này, trẻ tò mò, cảm xúc chưa ổn định nên dễ bị kích động. Chính vì thế rất dễ để bạn bè khích sử dũng các chất kích thích. Thử hút thuốc, uống rượu và quan hệ tình dục ở tuổi teen là những hành vi các bậc cha mẹ không mong muốn ở con cái mình. Những dấu hiệu mang tính nổi loạn rất có thể bắt nguồn từ các biểu hiện của trầm cảm tuổi dậy thì mà con bạn đang phải trải qua.

Xem thêm:  4 điều đơn giản này sẽ giúp cuộc sống dễ thở, bớt căng thẳng hơn

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 8

Những dấu hiệu mang tính nổi loạn rất có thể bắt nguồn từ các biểu hiện của trầm cảm tuổi dậy thì

9. Phòng chống các biến đổi tâm lý ở tuổi dậy thì

Khi có biểu hiện của các bệnh tâm lý như trên, cha mẹ nên tâm sự tìm cách giúp đỡ con. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tránh tiếp xúc với các loại phim ảnh, các trò chơi bạo lực hay văn hóa phẩm đồi trụy…

Xem thêm: 10 Dấu Hiệu Trầm Cảm Ở Học Sinh Mà Giáo Viên Và Phụ Huynh Phải Chú Ý

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ bằng các thực phẩm lành mạnh, chăm chỉ tập thể dục để tăng cường sức khỏe… Nếu bệnh không giảm hoặc có các dấu hiệu nặng hơn, cha mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để có hướng điều trị kịp thời.

8 thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì dễ khiến trẻ bị trầm cảm 9

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trẻ bằng các thực phẩm lành mạnh.

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh có thêm thông tin để nhận biết và hỗ trợ tâm lý cho con khi dậy thì.

Về Trang Chủ:  Tâm Lý Học Hiện Đại


Chia sẻ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *