Tâm lý khi mua sắm và 4 bí kíp chống cháy túi ngày Black Friday

Chia sẻ

Nếu bạn đã từng đọc quyển sách “Đàn ông sao hỏa, đàn bà sao kim” thì chắc hẳn bạn cũng hiểu được rằng tâm lý, lời nói, hành động của con trai và con gái là hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt ấy được thể hiện qua rất nhiều mặt của cuộc sống và sự khác nhau giữa hành vi mua sắm giữa con nam và con nữ cũng là điều không thể tránh khỏi.

Vậy sự khác nhau ấy được biểu hiện cụ thể ở những mặt nào trong quá trình đi shopping, nhất là trong những ngày hội mua sắm lớn của năm như ngày Black Friday – ngày mà bạn sẽ “mua sắm thả ga”, ngày mà túi tiền của bạn sẽ từ trạng thái đầy ắp sang trạng thái cạn kiệt một cách nhanh chóng như việc những người chồng đến ngày lấy lương và đưa lương luôn cho vợ mình vậy.

Sự khác biệt trong thói quen mua sắm giữa nam và nữ

Sự khác biệt giữa thói quen mua sắm của nam và nữ

Bài viết dưới đây phần nào sẽ giúp các bạn nhận ra một số điểm khác biệt thú vị ấy.

1. Tâm lý chung khi đi mua sắm của các “thượng đế”

Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau trong việc mua sắm của con trai và con gái, mình xin giải thích một chút về khái niệm tâm lý khách hàng khi mua sắm.

1.1. Khái niệm về tâm lý khách hàng

Tâm lý khách hàng (hay tâm lý người tiêu dùng) là những suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc hoặc quan điểm ảnh hưởng đến cách ta ra quyết định mua hàng. Cụ thể là:

  • Tâm lý của khách hàng khi lựa chọn doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như đa phần người Việt Nam rất chuộng sử dụng iphone bởi tâm lý dùng iphone sẽ đẳng cấp hơn, dễ sử dụng và ổn định hơn so với các thương hiệu khác…

Mua sắm dựa trên miềm tin đối với thương hiệu

Hành vi mua sắm dựa trên sự tin tưởng đến từ thương hiệu, sản phẩm

  • Quá trình lựa chọn và ra quyết định mua sắm. Ví như trước khi mua sắm một món đồ nào đó, bạn sẽ tìm hiểu và lựa chọn những thương hiệu, những cửa hàng mà mình thấy tốt nhất, từ sự đa dạng về chủng loại đến chất lượng sản phẩm, thái độ của nhân viên tư vấn khách hàng đến các chế độ, chính sách sau mua hàng…, và còn nhiều yếu tố khác trước khi bạn đưa ra quyết định mua sắm của mình.

Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng

Quy trình ra quyết định của người tiêu dùng

  • Những điều thúc đẩy khách hàng chi tiền cho sản phẩm, dịch vụ như suy nghĩ, cảm xúc, tác động từ môi trường xung quanh như bạn bè, gia đình, truyền thông và văn hóa vùng miền…
  • Yếu tố cá nhân và sự khác biệt cá nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn mua sắm của mỗi người. Chắc chắn rằng sự khác biệt trong phong cách ăn mặc của người đơn giản và người cá tính mạnh, của công chức viên chức với những người lao động tự do, của người nghệ sĩ với những người bình thường khác… đều do cá tính, đặc điểm nghề… ảnh hưởng

1.2. Một số hiệu ứng tâm lý khi mua sắm

  • Hiệu ứng chơi trội: Tâm lý chung của con người đó là mong muốn mình nổi bật trước đám đông, là trung tâm trong mọi cuộc nói chuyện hay tụ tập. Do đó mua sắm những món đồ mới, độc, lạ là 1 cách khiến chúng ta trông nổi trội hơn trong mắt người khác.

Hiệu ứng chơi trội

Hiệu ứng chơi trội

  • Hiệu ứng đám đông: Chúng ta thường không muốn bị lạc hậu so với thế giới, do đó đa phần luôn chạy theo mốt bất kể sản phẩm, dịch vụ đó có phù hợp với bản thân hay không.

Hiệu ứng đám đôngHiệu ứng đám đông

  • Hiệu ứng Fear Of Missing Out (FOMO) – hiệu ứng tâm lý mà những người mang nó thường sợ bỏ lỡ mất cơ hội: Các sản phẩm, dịch vụ bạn mong muốn có được không lúc nào là hết. Và trong một ngày đẹp trời, bạn chợt phát hiện các sản phẩm dịch vụ ấy đang được giảm giá mạnh hay đang có đợt khuyến mãi lớn thì chắc chắn bạn sẽ không kìm được lòng mà quyết định cho nó vào giỏ hàng đúng không. Tâm lý sợ bản thân sẽ bỏ lỡ một điều gì đó hay một cơ hội mua hàng giá ưu đãi sẽ khiến bạn không kiểm soát được số lượng mua. Do đó dù mức giá là thấp hơn so với bình thường, nhưng với số lượng mua lớn, chắc chắn bạn cũng sẽ bị cháy túi chỉ trong 1 tích tắc khi quyết định mua hàng.
Xem thêm:  Hiệu Ứng Zeigarnik- Nguyên Nhân Gây Trì Hoãn Trong Công Việc

Hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

Hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO)

  • Mua vì…đang có tiền: Điều hiển nhiên đó là khi bạn “rủng rỉnh” tiền trong túi, sự tự tin của bạn sẽ được nâng lên đáng kể.

+ Woa… bộ trang sức này đẹp quá, “quất luôn”, mình đầy tiền.

+ Alo… chị em ơi, tối nay quẩy bar đi, tiền đang đầy ắp bị tội gì không chơi!

+ U là trời, sao bà phải buồn vì chia tay một người không xứng với bà nhỉ, mạnh mẽ lên. Đi, đi ăn đi uống để quên hết những chuyện đã qua nào, nay tôi mời.

Chắc hẳn những ví dụ trên không xa lạ với chúng ta mỗi khi lương về hay có một khoản tiền thưởng nào đó, nhỉ. Khi không có tiền, muốn mua một cái gì bạn phải đắn đo, suy nghĩ. Nhưng khi đã có tiền trong tay, những điều ấy đều không còn quan trọng với bạn nữa. Bởi vậy sức mua của bạn cũng tăng lên đáng kể trong thời điểm này.

Mình có tiền thì mình mua thôi

Mình có tiền thì mình mua thôi

Đó là một số tâm lý chung của mọi người khi đi mua sắm. Vậy đâu là sự khác biệt giữa việc mua sắm của “hội chị em chúng mình” và “cánh mày râu”?

Xem thêm:

2. Sự khác biệt giữa con trai và con gái trong việc mua sắm

2.1. Đối với con gái

Theo một nghiên cứu của Scientific American, con gái có khả năng sử dụng đồng thời não trái và não phải để giải quyết vấn đề. Bán cầu não trái chịu trách nhiệm thực hiện tính toán logic và xử lý số liệu; bán cầu não phải chiếm ưu thế trong xử lý hình ảnh trực quan và ngôn ngữ. Do đó, trong hành trình mua sắm, con gái có xu hướng tìm hiểu, khám phá và dễ dàng điều chỉnh mục tiêu ban đầu tuỳ thuộc cảm xúc.

Con gái mua đồ dựa vào cảm xúc

Con gái mua đồ dựa vào cảm xúc

Việc mua sắm của hội chị em rất dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chứng nghiện mua sắm có thể bị châm ngòi bởi những trạng thái cảm xúc khác nhau như tức giận, bùng nổ, trầm uất, lo lắng, cô đơn… Mua sắm kích hoạt các lò phản ứng trong não, giúp giải phóng dopamine và endorphin, đây là hai hormone tạo ra cảm giác vui thích, hạnh phúc. Do đó tín đồ nghiện mua sắm đa phần là phái nữ cũng là điều dễ hiểu bởi họ sống luôn phụ thuộc vào cảm xúc.

  • Con gái mua sắm vì muốn được mặc đẹp. Quần áo đẹp không bao giờ là đủ với “Eva” bởi đối với đa phần phụ nữ, họ quan niệm rằng những phục trang mà họ mang trên mình sẽ khiến họ nổi bật hơn trước đám đông.
  • Buồn chán và rảnh rỗi là thời điểm kích thích mong muốn mua sắm của “con gái chúng mình”. Con gái thường thấy thư giãn và có thể tìm thấy thú vui chỉ với việc dạo quanh các cửa hàng, siêu thị, ngắm nghía những bộ quần áo đẹp, những đồ trang sức bắt mắt. Và đương nhiên thật khó để cưỡng lại không mua những thứ ấy khi bạn dạo quanh nơi đó.
  • Mua sắm là bản năng của phụ nữ. Các nhà khoa học lý giải rằng niềm đam mê mua sắm của phụ nữ do gene tạo nên. Thời sơ khai, đàn ông chuyên đi săn còn phụ nữ thì hái lượm. Để có thể lượm nhặt được những món đồ có thể ăn được, họ phải ngắm nghía, chọn lựa rất tỉ mỉ. Điều này lý giải tại sao ngày nay phụ nữ thường thích lượn lờ ở các cửa hàng, thấy gì ngon bổ rẻ, đẹp mắt là tha về nhà.
  • “Thích là nhích”. Bởi sống theo cảm xúc nên sẽ chẳng có điều gì có thể ngăn cản được con gái một khi họ thích điều gì đó.

Xem thêm:

2.2. Đối với con trai

Trái ngược với các chị em, trong hành trình mua sắm của mình, các đấng mày râu luôn theo đuổi kết quả, hướng tới sự tiện dụng và ra quyết định mua sắm dựa trên thông số, kỹ thuật đã tìm hiểu kỹ từ trước.

Xem thêm:  8 Sự Thật Về Tâm Lý Con Trai Khi Say

Họ luôn là những người sống theo thực tế, theo đuổi và nhất quán tiếp cận mục tiêu đã đề ra từ trước. Việc mua sắm của họ không khác gì việc họ cần hoàn thành một công việc nào đó. Do đó họ thường ra quyết định nhanh chóng, không la cà, mua sắm tràn lan.

Con trai rất lý trí khi mua đồ

Con trai rất lý trí khi mua đồ

Nhu cầu mua sắm của đàn ông thực sự đơn giản và gọn nhẹ, do đó tần suất mua sắm của họ cũng ít hơn rất nhiều so với phụ nữ. Tuy nhiên, họ luôn hướng tới các thông số tốt nhất, tối ưu nhất do đó các khoản chi tiêu của họ cũng không nhỏ chút nào. Một số nét đặc trưng của con trai khi đi mua sắm đó là:

  • Quyết định mua hàng luôn rất nhanh chóng nếu họ tìm thấy sản phẩm ưng ý. Họ sẽ mua ngay và không đi xem thêm các sản phẩm khác.
  • Con trai thường khó từ chối mua hàng nếu gặp những người bán hàng niềm nở và nhiệt tình.
  • “Adam” thường rất tin tưởng vào lời khuyên, tư vấn, giới thiệu sản phẩm của người bán hàng.
  • Chất lượng là điều hàng đầu mà con trai hướng tới chứ không phải giá cả.
  • Con trai thường thích chạy theo mốt của những mặt hàng công nghệ bất kể giá cả của nó có đắt như thế nào.

Con trai cần gì mua đó không dông dài

Con trai cần gì mua đó không dông dài

Có thể đã từng có những lần bạn được dịp đi mua sắm với bố và mẹ bạn. Và bạn đã rất ngạc nhiên khi bố bạn chỉ mất có 1 phút đồng hồ để quyết định mua một cái áo nhưng mẹ bạn lại mất đến 30 phút để ngắm nghía, nâng lên đặt xuống, mặc thử rồi hỏi han ý kiến bạn và bố bạn rồi quyết định…. KHÔNG MUA!!!

Nếu bạn là con trai và được mẹ vinh dự cho làm tài xế của mẹ để đi mua sắm dịp cuối tuần? Vậy chắc chắn hôm đó sẽ là ngày bạn được tập thể dục lâu nhất bởi thời gian đi bộ không ngừng nghỉ hộ tống mẹ bạn từ gian hàng này sang cửa hàng khác, từ siêu thị nọ sang siêu thị kia. Bạn sẽ có một cơ thể săn chắc và một sức bền dẻo dai bởi vô vàn túi đồ  trên tay, trên lưng.

Ok! Lần này bạn ở nhà và mẹ bạn đi mua sắm với chị gái bạn. Và nếu bố bạn thắc mắc sao mãi mà chưa thấy mẹ bạn với chị bạn về nấu cơm thì liệu bạn có ngạc nhiên, có bất ngờ nữa không? Sau vài lần được hộ tống “hoàng hậu” đi chợ, thì giờ bạn chỉ cần bảo bố bạn rằng “Để con nấu cơm cho ạ!”, rồi nấu cơm xong… tiếp tục chờ và đợi.

Nếu bạn đưa anh người yêu đi mua giày của ảnh, bạn phải mất 40 phút để trang điểm, thay đồ, 20 phút để đi từ chỗ trọ đến cửa hàng bán giày. Nhưng bạn yên tâm đi, bạn chỉ mất có 5 phút tổng thời gian trong việc chờ anh ấy chọn giày, thử giày và trả tiền cho shop….. =.=!!!!

Xem thêm:

Các thông tin trên đối với bạn có thú vị không? Black Friday sẽ là một cơ hội tuyệt vời để bạn tận mắt kiểm chứng những điều này đấy. Vì sao ư? Vì Black Friday là một ngày hội mua sắm rất lớn được diễn ra hàng năm. Nhắc đến Black Friday, chắc hẳn nhiều bạn lại nhớ đến những “trận mạc” giành giật từng món đồ mà mình đã kinh qua trong ngày này nhỉ. Thế nhưng bạn có biết chính xác nguồn gốc của Black Friday không? Hãy cùng tìm hiểu một chút nhé.

3. Black Friday – ngày hội mua sắm lớn cho các nàng các chàng bung xõa

Black Friday, hay còn gọi là ngày “Thứ Sáu đen tối” là một cái tên không chính thức cho ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn (một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Mỹ và Canada rơi vào ngày Thứ Năm lần thứ 4 trong tháng 11), vì thế Black Friday rơi vào khoảng ngày 23-29 tháng 11 dương lịch hàng năm. Năm 2021, Black Friday sẽ vào ngày 26/11/2021.

Xem thêm:  Chọn chú mèo mà bạn thích nhất sẽ bật mí những điều người khác đánh giá về bạn

Ngày hội giảm giá lớn nhất trong năm

Ngày hội giảm giá lớn nhất trong năm

Có nhiều lý giải về nguồn gốc của ngày Black Friday tuy nhiên tựu chung lại thì đó là do việc một số lượng lớn người tham gia mua sắm, sửa soạn cho Lễ Noel sau ngày Lễ Tạ Ơn khiến cho ngày này đầy gian nan và khó khăn. Tình trạng người mua sắm liên tục tăng vọt gây tắc đường, hỗn loạn, thậm chí việc “hôi của” cũng diễn ra tại phần lớn các cửa hàng, siêu thị.

Giờ đây, khi nhắc đến Black Friday, người tiêu dùng sẽ nhớ ngay đến ngày hội mua sắm siêu giảm giá, với những mặt hàng được giảm lên tới 70%, 80% trong ngày lễ này.

Trong ngày này, hàng trăm chiến lược marketing và bán hàng được các doanh nghiệp bung ra mạnh mẽ như các ưu đãi hay “phiên bản giới hạn”, hợp tác với các influencers hay các KOLs, các chiến dịch flash sales… Những ma trận ưu đãi này khiến chúng ta cảm thấy hoang mang và có tâm lý luyến tiếc khi không thể mua được những món hàng ấy.

Xem thêm:

4. Một số tuyệt chiêu giúp chúng ta tránh cháy túi trong Black Friday

Để tránh tình trạng “cháy túi” trong những dịp mua sắm, đặc biệt là ngày Black Friday này, mình xin chia sẻ với các bạn một số bí quyết nhỏ sau:

4.1. Học cách mua sắm theo phong cách tối giản

Liệt kê các món đồ, vật dụng thực sự cần thiết mà bạn dự định cần phải mua trong dịp này.

Đôi khi những món đồ bạn thích chưa chắc đã là những món đồ bạn thật sự cần. Vậy, trước khi quyết định mua gì, hãy hỏi lại bản thân xem nếu bạn không mua món đồ đó thì có vấn đề gì xảy ra không? Nếu đơn giản món đồ đó chỉ là bạn thấy hay hoặc đang theo trend nào đó thì hãy cân nhắc nó trước khi cho vào giỏ hàng của mình nhé.

 4.2. Xác định chính xác thông tin sản phẩm cần mua

Hãy tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, thương hiệu và kinh phí để sở hữu món đồ bạn đang muốn mua.

Món đồ rẻ chưa chắc đã là món đồ tốt. Đừng để bởi thấy rẻ, mua về không sử dụng được hoặc chất lượng sản phẩm không tốt khiến bạn tốn nhiều thời gian cũng như chi phí để bảo hành nó thì quả là không đáng đúng không nào.

 4.3. Khảo sát, so sánh giá trước khi mua

Trước dịp Black Friday, bạn nên khảo giá sản phẩm bạn dự định sẽ mua trong ngày này. So sánh giá giữa các thương hiệu, giữa các cửa hàng, sàn giao dịch. Sau đó so sánh với giá trong ngày Black Friday.

 4.4. Xác định nơi bạn sẽ mua sắm

Hiện nay, ngoài việc bạn đi mua sắm tại các cửa hàng thì bạn có thể mua sắm tại các sàn thương mại điện tử. Do đó hãy cân nhắc giữa việc đến cửa hàng đông đúc chen lấn (nhất là trong những ngày này khi tình hình dịch chưa ổn định) với việc mua sắm tại nhà qua sàn thương mại điện tử.

Nếu quyết định mua sắm tại sàn thương mại điện tử, hãy lựa chọn những cửa hàng có uy tín và tất nhiên hãy nhanh tay để tránh tình trạng hết hàng nhé.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn tự tin hơn trong việc mua sắm của mình. Hy vọng các bạn sẽ không bị “mua hớ” một sản phẩm dịch vụ nào và tận hưởng cảm giác thư thái, thoải mái khi đi mua sắm.


Chia sẻ